internet, mạng xã hội và thủ đoạn của các thế lực thù địch

HẢI LINH

Theo thống kê trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, với dân số khoảng 95 triệu người, tỷ lệ người sử dụng internet chiếm hơn 65% (đứng thứ 16 thế giới về số lượng người sử dụng internet), trong đó có khoảng 94% người dùng với mục đích sử dụng mạng xã hội. Các mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng phổ biến là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram…, nhiều nhất là mạng xã hội Facebook với gần 60 triệu người dùng (đứng thứ 7 thế giới). Các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối trong và ngoài nước, các đối tượng phản động ở nước ngoài đã tung lên không gian mạng nhiều sản phẩm dưới các hình thức như bài viết, video, phỏng vấn trực tuyến, tọa đàm… với các nội dung xuyên tạc, cho rằng: Môi trường chính trị ở Việt Nam đang có biến động lớn bởi sự “độc tài”, “độc đoán” của chế độ “Đảng trị”…

Cách để các thế lực thù địch gây hoang mang, dao động trong tâm lý xã hội là kiểu lập ngôn “hóng hớt”, “cắt ngọn” thông tin, lấy hiện tượng để suy diễn, xuyên tạc bản chất. Họ cố tình bẻ cong luận điểm, ngụy tạo luận cứ, luận chứng nhằm chèo lái công chúng hiểu sai lệch bản chất vấn đề. Họ cổ xúy hận thù, kích động gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, phá hoại công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vốn đang đi đúng hướng và rất được lòng dân của Đảng, Nhà nước ta, xuyên tạc công cuộc phòng chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cả hệ thống chính trị.

Trước những thủ đoạn tuyên truyền, xấu độc nêu trên, mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, lập trường chính trị tư tưởng vững vàng đều hiểu rõ đây là âm mưu, thủ đoạn chống phá đất nước của các đối tượng cơ hội, thù địch. Khi tiếp nhận những tin, bài viết trên mạng xã hội, mạng internet cần lựa chọn tiếp thu những thông tin chính thống, phản bác những quan điểm, xuyên tạc sai trái, thù địch.

Nhận xét