SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA VIỆT NAM

                                               HB
Quá trình phát triển của CNTB đã trải qua hai giai đoạn là CNTB tự do cạnh tranh và CNTB độc quyền tương ứng với nó là hai giai đoạn KTTT tự do – vận hành hoàn toàn theo quy tắc “bàn tay vô hình” là cơ chế thị trường và KTTT hiện đại – vận hành theo quy tắc “hai bàn tay” là cả thị trường và cả nhà nước.
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường (cái chung) vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH (cái đặc thù), thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Nói cách khác, KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Như vậy KTTT không quyết định bản chất chế độ xã hội mà ngược lại, chính bản chất chế độ kinh tế - xã hội mới chi phối, làm biến đổi bản chất của KTTT tồn tại trong mỗi chế độ đó. Sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nền kinh tế thị trường TBCN là ở mục tiêu, phương thức, mức độ can thiệp của nhà nước và sự can thiệp này là do bản chất của nhà nước quyết định. Được thể hiện qua những điểm sau:
Thứ nhất: Khác nhau vchế độ sở hữu.
Về chế độ sở hữu, cơ chế thị trường trong nền kinh tế TBCN luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Còn cơ chế thị trường trong nền kinh tế định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu. Trong đó chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất luôn giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tính định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đòi hỏi phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế và có khả năng điều tiết nền kinh tế. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốc phòng mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện thực hiện.
Thứ hai: Khác nhau về phân phối thu nhập.
Nhà nước TBCN đã có ý thức tự điều chỉnh, dung hoà lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhằm mục đích giảm bớt mâu thuẫn, ổn định chính trị, ổn định xã hội, vì mục tiêu phát triển kinh tế. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do sự chi phối điều tiết của các qui luật kinh tế của CNTB, lợi ích giai cấp nên sự điều tiết lợi ích vẫn còn nhiều bất cập. Biểu hiện rõ nhất là ở sự phân phối thu nhập trong nền KTTT TBCN không công bằng; phản ánh không đúng sức lao động, người lao động hưởng ít mà các nhà tư bản hưởng nhiều.
Sự phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ dừng lại ở nâng cao đời sống nhân dân, mà phải đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và công bằng, bình đẳng trong xã hội. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam đã kết hợp hài hoà ba vấn đề sau : 
Một là, kết hợp vấn đề lợi nhuận và vấn đề xã hội, đảm bảo cho các chủ thể kinh tế có được lợi nhuận cao, tạo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững đất nước. 
Hai là, kết hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc kinh tế hàng hoá: phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng … trong đó nguyên tắc phân phối theo lao động là chính. 
Ba là, điều tiết phân phối thu nhập. Nhà nước có chính sách “bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo”[1]. Mặt khác, có biện pháp bảo vệ thu nhập chính đáng của toàn xã hội.
Thứ ba: Khác nhau về tính chất giai cấp
Trong nền kinh tế thị truờng TBCN, sự quản lí của nhà nước luôn bảo đảm quyền lợi cho giai cấp tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm môi trường kinh tế – xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột TBCN. Cũng cần phải thấy rằng, các mô hình KTTT hiện đại không thể thiếu vai trò điều tiết của nhà nước, nhưng sự can thiệp đó một cách mang tính chủ quan, chỉ nhằm giảm bớt những mâu thuẫn, bất ổn kinh tế - xã hội do thị trường gây ra và hướng nó vào thực hiện mục tiêu của mỗi nhà nước TBCN cụ thể.
Còn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế là nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Con đường để đạt được các mục tiêu đó là: ra sức tăng trưởng kinh tế, phân phối công bằng, thực hiện bảo hiểm xã hội và phúc lợi công cộng. Thực chất định hướng XHCN nền KTTT là sự tác động một cách chủ động, tích cực, tự giác trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan của các chủ thể lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội vào nền kinh tế thông qua những chính sách, biện pháp, công cụ khác nhau nhằm hướng sự vận động của nền KTTT vào thực hiện các mục tiêu xây dựng CNXH.
Thứ tư: Khác nhau về cơ chế vn hành,
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường nhưng có sự định hướng XHCN thể hiện thong qua Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; là nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế. Cơ chế đó đảm bảo tính định hướng, điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới mục tiêu XHCN theo phương châm nhà nước chỉ điều tiết vĩ mô.
Ngược lại, KTTT TBCN hoạt động theo cơ chế vận hành dưới sự điều tiết của các quy luật KTTT, sự quản lí của nhà nước TBCN, mà xét cho đến cùng là sự quản lý của các Đảng tư sản cầm quyền; chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Thứ năm: Khác nhau về tăng trưởng, phát triển kinh tế và công bằng xã hội.
Vấn đề công bằng xã hội trong nền KTTT TBCN chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra nguy cơ bùng nổ xã hội, đe doạ sự tồn tại của CNTB. CNTB đặt tăng trưởng, phát triển kinh tế lên hàng đầu, lên trên công bằng xã hội và sự phát triển bền vững, vì mục tiêu phát triển con người, tất cả chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế để đem lại lợ nhuận cao nhất cho giai cấp tư sản.
Trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, nhà nước chủ động giải quyết vấn đề trên ngay từ đầu; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là trục xuyên suốt trong thời kỳ quá độ. “Gắn kết hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”[2]. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với vấn đề công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương tiện để phát triển nền kinh tế hàng hoá mà còn là mục tiêu, động lực của chế độ xã hội mới để thúc đẩy tăng trưởng.
Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là không đúng quy luật, không đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, hay Việt Nam thực hiện nền KTTT định hướng XHCN thực chất là từ bỏ mục tiêu CNXH để đi theo con đường TBCN, định hướng XHCN cũng chỉ là sự điều tiết của nhà nước như TBCN, hay nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là “đứa con quái đản” không có trong lịch sử… Tất cả những luận điệu trên chỉ là sự chống phá của các thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng Việt Nam, cổ súy để Việt Nam đi theo con đường TBCN.
Việt Nam đang ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ. Do vậy Việt Nam cần đi tắt đón đầu để tận dụng thành công những thành tựu của nhân loại, trong đó có nền KTTT. Việt Nam xây dựng CNXH từ nước nông nghiệp lạc hậu, trong điều kiện bỏ qua chế độ TBCN nên Việt Nam thực hiện nền KTTT định hướng XHCN là tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật và không từ bỏ mục tiêu CNXH.



[1] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, tr. 269, Hà Nội 2016
[2] Sđd, tr.280

Nhận xét

  1. Nên nói thêm về mặt hạn chế của nền KTTT định hướng XHCN trong sự so sánh với KTTT TBCN để mang tính khách quan trong đánh giá vấn đề một cách toàn diện.Không nhiều thành phần sẽ nói đây chỉ là lý luận mỵ dân.Đồng thời,giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn,rõ hơn về bản chất 2 nền KTTT

    Trả lờiXóa
  2. cảm ơn tác giả, bài viết thật sâu sắc

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét