Trả lời cho câu hỏi của Phạm Trần?

HẢI LINH

          Phạm Trần có bài viết với tiêu đề “Nhà nước pháp quyền của ai?” trên trang Doithoaionline.com nhằm mục đích xuyên tạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII. Tôi xin có đôi dòng trả lời cho câu hỏi của Phạm Trần và đồng bọn.

          Trước hết, cần khẳng định để Phạm Trần và đồng bọn nhớ rõ là: Nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

          Điều đó có nghĩa là gì biết không Phạm Trần?

          Điều đó nghĩa là, nước Việt Nam là nhà nước mà ở đó mọi quyền lực Chính trị - quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, được tổ chức tập trung thành Nhà nước và “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”, đã hiểu chưa?

          Mặc dù, quyền lực chính trị là do Nhà nước nắm giữ, nhưng quyền lực ấy là của nhân dân giao cho. Chính nhân dân là người tổ chức ra nhà nước và trao quyền lực cho Nhà nước. Nhà nước là công cụ của nhân dân, thay mặt nhân dân để thực thi quyền lực chính trị mà nhân dân giao cho. Muốn quản lý và điều hành tốt xã hội, Nhà nước phải thông qua nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động của Nhà nước. Chính nhân dân là người quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời, là người tổ chức và thực thi quyền lực chính trị - quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

          Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hiến pháp quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Theo đó, Nhà nước pháp quyền là công cụ quyền lực của nhân dân, do nhân dân tổ chức ra, thay mặt nhân dân, thực thi quyền lực chính trị được nhân dân giao cho. Điều quan trọng, cốt yếu trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền Việt Nam là đảm bảo tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật, lấy pháp luật làm tiêu chí chung để kiểm soát, điều hành và quản lý xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

          Hiển nhiên là như vậy rồi, nói để Phạm Trần biết thêm, bằng chứng rõ ràng, đầy đủ nhất về quan điểm nhà nước pháp quyền của Đảng, Nhà nước ta thể hiện trong Cương lĩnh 1991 (bổ sung và phát triển năm 2011) và các văn kiện của Đảng và Hiến pháp đều khẳng định, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực, giúp chúng ta đạt được những thành tựu to lớn trong những năm qua và sẽ tiếp tục là mục tiêu, động lực quan trọng để chúng ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước vươn tới tự do, hạnh phúc, tiến bộ./.

Nhận xét