Con ếch ngồi “Yên” đáy giếng mà cũng bàn thế sự?

 HẢI LINH

          Có lẽ phải gọi Vũ Ngọc Yên đúng là con ếch ngồi “Yên” đáy giếng mà cũng bàn thế sự khi mà hắn đăng bài trên baotiengdan.com về công cuộc phòng chống tham nhũng của Việt Nam. Vì sao lại vậy? Vì nội dung bài viết của hắn đã bóc trần sự thiển cận, thiếu hiểu biết về việc phòng, chống tham nhũng.

          Như chúng ta đã biết, tham nhũng là căn bệnh quái ác của nhiều nước trên thế giới chứ đâu có riêng Việt Nam. Thực tiễn đã có rất nhiều nghiên cứu về tham nhũng trên toàn thế giới, có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng dễ hiểu nhất là quan niệm của Tổ chức Minh bạch Quốc tế: “Tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công.

          Theo Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) định nghĩa tham nhũng là lạm dụng chức vụ, quyền lực cho lợi ích cá nhân, thông qua hối lộ, tống tiền, thao túng thị trường, thiên vị người thân, gian lận, chuyển tiền (hình thức hối lộ) hoặc tham ô.

          Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tham nhũng là sự lạm dụng chức vụ công để tư lợi. Theo Từ điển Luật học Việt Nam năm 2006: Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

          Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

          Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng, song đều thống nhất với 3 đặc trưng: Tham nhũng là hành vi của người có chức, có quyền; có sự lợi dụng, lạm dụng quyền hành được giao; nhằm vụ lợi.

           Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”.

          Phòng, chống tham nhũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, nên trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI và lần thứ XII đã đề ra một số chủ trương, quan điểm về phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt trong phần phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Văn kiện Đại hội XIII đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp căn cơ quyết liệt về phòng, chống tham nhũng: “Triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”

          Xin dẫn ra như vậy, để chúng ta hiểu về tham nhũng là gì, từ quan niệm Quốc tế, đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta, để chúng ta có cơ sở vạch mặt kẻ xuyên tạc, cơ hội chính trị Vũ Ngọc Yên.

          Chúng ta cần phải nhớ rằng, tham nhũng là vấn nạn trên toàn thế giới, xảy ra trên mọi lĩnh vực. Tham nhũng gây cản trở lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và cũng là nguyên nhân gây ra nghèo đói với nhiều dân tộc. Tình trạng tham nhũng ngày càng có xu hướng phát triển sâu rộng hơn, tinh vi hơn và khó ngăn chặn hơn. Chính vì thế, tháng 12-2003, đại diện hơn 120 nước trên thế giới đã họp tại Mê-hi-cô để thông qua Công ước chống tham nhũng của Liên hiệp quốc (LHQ). Công ước này được đánh giá là bước tiến lớn của cộng đồng quốc tế trong hợp tác chống tham nhũng. Hiện nay, đã có hơn 110 nước, trong đó có Việt Nam, đã ký Công ước chống tham nhũng. LHQ thống nhất lấy ngày 9-12 hằng năm làm Ngày Quốc tế chống tham nhũng. Để đánh giá mức độ tham nhũng của các nước trên thế giới. Năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI).

          Chính vì vậy, mà Việt Nam tiến hành công cuộc phòng chống tham nhũng là hoàn toàn bình thường, chẳng có gì bất thường ở đây như bài xuyên tạc của Vũ Ngọc Yên cả. Đúng là con ếch ngồi yên đáy giếng mà!

 

Nhận xét