VĂN HÓA LÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

 HH

Thực tế cho thấy, không ít những quốc gia, dân tộc không giàu về tài nguyên thiên nhiên, thậm chí còn nghèo nàn và hạn hẹp nhưng lại giàu về kinh tế, kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ chính là nhờ coi trọng yếu tố văn hóa, con người, thông qua việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài mở đường cho sự phát triển.

Như vậy, nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một đất nước thấm sâu trong văn hóa, con người. Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, cái tốt, cái tiến bộ nhưng không thể tách rời, bỏ qua cội nguồn, phát triển phải dựa trên cội nguồn, cội nguồn đó của mỗi dân tộc là văn hóa. Kinh nghiệm qua 35 năm đổi mới ở nước ta đã chứng minh rằng, ngay bản thân sự phát triển kinh tế cũng không chỉ do các nhân tố thuần túy kinh tế tạo ra, mà động lực của sự đổi mới kinh tế đó một phần quan trọng nằm trong văn hóa.

Trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động và làm thay đổi quan niệm về phát triển kinh tế, phát triển bền vững, phát triển không đơn thuần chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mặt dù yếu tố này phong phú, đa dạng nhưng đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt, mà dần dần chuyển sang yếu tố quyết định cho sự phát triển chính là trí tuệ, tri thức, thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cá nhân và xã hội, đó tức là văn hóa, vai trò của văn hóa trong phát triển, chỉ có sự tham gia của văn hóa mới đưa đến sự phát triển bền vững.

Ngày nay, nguồn lực con người, là tiềm năng sáng tạo của con người. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong văn hóa, trí tuệ, tâm hồn, đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân và cộng đồng. Chỉ có nguồn lực này là vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh, không bao giờ cạn kiệt, các nguồn lực khác sẽ không được sự dụng có hiệu quả nếu không có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai khác chúng, thì các nguồn lực đó dù có phong phú, đa dạng, thì cũng không thể tham gia và phát huy tác dụng vào trong phát triển.

 

Nhận xét