NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI LUẬN ĐIỂM “ĐỔI MỚI KINH TẾ ĐẾN MỨC KHÔNG THỂ THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Gió biển
Công cuộc đổi mới ở nước ta thực chất là một cuộc cách mạng mới, sâu sắc, toàn diện. Trong đó, đồng thời với đổi mới kinh tế là đổi mới chính trị với bước đi, hình thức phù hợp và đã đem lại hiệu quả thiết thực tạo nên “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Tuy nhiên, để thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng nước ta, các thế lực cơ hội, thù địch đã cố tình không thừa nhận và ra sức xuyên tạc về cái gọi là “đổi mới kinh tế đến mức không thể không thay đổi chế độ chính trị”. Luận điệu đó cần được nhận diện rõ và kiên quyết đấu tranh.
Luận điệu của các thế lực cơ hội, thù địch về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta là hoàn toàn xuyên tạc sự thật. Cái mà họ cho là “đổi mới kinh tế đến mức không thể không thay đổi chế độ chính trị” thực chất chỉ là biện pháp để thực hiện âm mưu thâm độc của chúng là làm cho kinh tế nước ta không phát triển, đất nước không ổn định, nhân dân mất lòng tin với Đảng, với chế độ, làm cơ sở để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thực tiễn trên cũng khẳng định: Đổi mới kinh tế không thể tiến hành một cách tùy tiện, vô nguyên tắc; đổi mới chính trị phải thận trọng, chắc chắn, không thể tiến hành cải cách hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ; mở rộng dân chủ không giới hạn, không mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới. Đổi mới chính trị không có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của chế độ chính trị - xã hội, không phải là thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, mà là để phát huy vai trò tính tích cực của chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Đổi mới phải vì mục tiêu xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, đảm bảo cho họ ngày càng được thụ hưởng nhiều hơn. Đổi mới chính trị là để chính trị phù hợp, đồng bộ với kinh tế, là để phát huy vai trò tích cực, năng động của nó trong phát triển kinh tế nói riêng, phát triển tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung.
Bởi vậy, là những cán bộ, đảng viên của Đảng, chúng ta cần phải kiên định, tỉnh táo trước luận điểm xuyên tạc “Đổi mới kinh tế đến mức không thể không thay đổi chế độ chính trị”. Đây thực sự chỉ là những phát ngôn hồ đồ, thiếu tính khoa học, không đúng với tình hình thực tiễn Việt Nam hiện nay, hạ thấp uy tín và làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhận xét
Đăng nhận xét