Hồng Hạc
Trải qua những giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, gián điệp luôn giữ một vị trí quan trọng đối với các hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao... của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của các cuộc cách mạng xã hội, hoạt động gián điệp nói chung, hoạt động lôi kéo, móc nối, thu thập bí mật nói riêng ngày càng được hoàn thiện và nâng cao về mọi mặt, trở thành một hoạt động phổ biến mang tính chất nhà nước. Thực tiễn cho thấy, cần hiểu đúng bản chất vấn đề này, vì hiện nay các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng hoạt động này làm thủ đoạn để chống phá.
Một là, các cơ quan đặc biệt nước ngoài
Các cơ quan đặc biệt nước ngoài là loại đối tượng nguy hiểm nhất, lực lượng chủ yếu nhất tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, trong đó có hoạt động móc nối, lôi kéo, thu thập bí mật nhà nước, bí mật quân sự.
Có thể hiểu một cách chung nhất về các cơ quan đặc biệt nước ngoài là những cơ quan chuyên môn, bộ phận đặc biệt (bao gồm: tình báo, phản gián và một số cơ quan, tổ chức khác cũng có chức năng hoạt động tình báo, gián điệp) do nhà nước lập ra để tổ chức, tiến hành các hoạt động gián điệp nhằm phục vụ cho chiến lược, mục tiêu chính trị của quốc gia đó. Ngoài các cơ quan đặc biệt do nhà nước lập ra còn có các tổ chức tình báo tư nhân, của các hãng, công ty... hoạt động để phục vụ và bảo vệ lợi ích của các hãng, công ty đó; các tổ chức này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan đặc biệt của nhà nước trong tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp móc nối, lôi kéo, thu thập bí mật của nhà nước khác.
Tại Việt Nam, đối tượng cơ quan đặc biệt nước ngoài thường hoạt động dưới các vỏ bọc đó là:
- Là những cán bộ, nhân viên thường trú trong cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự tại Việt Nam.
- Thành viên trong các đoàn chính khách; phóng viên thông tấn, báo chí; chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực; nhân viên hoạt động tình nguyện, nhân đạo; người trong các tổ chức phi chính phủ, các quỹ phát triển quốc tế tại Việt Nam.
- Các lao động phổ thông; tiểu thương, doanh nhân và một số đối tượng không nghề nghiệp.
Hai là, một số đối tượng khác
Ngoài các cơ quan đặc biệt nước ngoài, thực tiễn công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, an ninh quân đội của các thế lực thù địch trong thời gian qua, còn có một số lực lượng khác có hoạt động móc nối, lôi kéo người Việt Nam, thu thập tin tức và tiến hành các hoạt động chống phá ở Việt Nam, đó là:
- Các hãng thông tấn, đài, báo của Mỹ và phương Tây (chủ yếu là: Thông tấn xã quốc gia của Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland - BBC; Đài Tiếng nói Hoa Kỳ - VOA; Đài Phát thanh quốc tế Pháp - RFI; Đài Châu Á Tự Do - RFA).
- Các tổ chức khủng bố, phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài, hội, nhóm “xã hội dân sự” (nổi lên là các tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều Đại Việt các hội, nhóm phản động trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo như: FULRO, “Nhà nước Mông”, Khmer Kampuchia Krôm-KKK; hội, nhóm hoạt động chống phá trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, như “Phong trào chấn hưng nước Việt”, “Hội nhà báo độc lập”...) Hoạt động lôi kéo, móc nối, thu thập tin tức của các loại đối tượng này chủ yếu nhằm tập hợp, phát triển lực lượng chống phá; tuyển lựa cộng tác viên viết bài cho một số đài báo, hãng thông tấn nước ngoài, cung cấp tình hình trong nước trên các lĩnh vực, nhất là những vấn đề nổi cộm, nhạy cảm về chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, dân chủ, nhân quyền... để các thế lực thù địch sử dụng tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng Cộng sản, chế độ XHCN ở Việt Nam. Các lực lượng này luôn có sự liên kết chặt chẽ và nhận được sự hỗ trợ, hậu thuẫn mạnh mẽ của các cơ quan đặc biệt nước ngoài để cùng thực hiện mưu đồ chính trị phản động đối với Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét