Nam Lý
Trang “Dân Làm Báo” những thông tin có nội dung xuyên tạc, bóp méo, sai sự thật để nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ việc các thế lực thù địch, bọn phản động chống phá trong và ngoài nước rêu rao, áp đặt vấn đề về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chống phá, can thiệp thì rõ rồi, đằng này, đáng lưu ý là những người có dã tâm chống phá, thiếu thiện chí “té nước theo mưa”, lợi dụng truyền thông để bình luận, viết bài hòng nói xấu, xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, tùy tiện đưa ra những luận điệu như: “Nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại” rồi vô cớ dẫn ra những thông tin: “Nghị viện châu Âu lên án hồ sơ nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại, kêu gọi Hà Nội trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và khuyến nghị các nước châu Âu tăng cường gây sức ép để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, yêu cầu trả tự do có các nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Trung Trực và Lê Đình Lượng”!
Đây là những thông tin phiến diện và áp đặt, bởi vì:
Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội mục tiêu cao nhất là giải phóng con người, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân làm cho nhân dân “từ địa vị nô lệ lên địa vị làm chủ”. Nhân quyền ở Việt Nam là thế, bản chất của nhân quyền đối với người dân Việt Nam là vậy.
Nhân quyền ở Việt Nam là thật sự. Quyền con người được xác định rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) và nhân quyền đã và đang hiện hữu trên thực tế. Nhân quyền ở Việt Nam biểu hiện đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam là đại diện bảo vệ quyền con người cho nhân dân. Và tất yếu, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bảo vệ quyền con người cho người dân thông qua một hệ thống công cụ trong đó có pháp luật. Vậy thì, để bảo vệ con người, những người vi phạm pháp luật (đối tượng phạm pháp) phải bị trừng trị thích đáng theo pháp luật để giữa nghiêm kỷ cương, phép nước. Và như vậy, không có thứ “tù nhân chính trị” theo kiểu những người chống phá bình luận một cách không có căn cứ như vậy.
Phiến diện và áp đặt của những người viết bài nói về nhân quyền kiểu này cũng có thể là họ chưa xem, chưa tìm hiểu, chưa biết về “cái gọi là nhân quyền” ở các nước tư bản hiện nay. Xin nêu ra vấn đề mấu chốt là: Nhân quyền ở các nước tư bản thì người dân có tư liệu sản xuất hay không (quan hệ kinh tế); chính quyền nhà nước là của người dân hay của giai cấp tư sản - giai cấp đang nắm giữ tư liệu sản xuất (quan hệ chính trị)…thế mà họ lại áp đặt nhân quyền với các nước khác. Tốt hơn hết là họ tự nói về “nhân quyền của xã hội tư bản đã”!
Nhận xét
Đăng nhận xét