“ Vấn đề xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng với xây dựng chương trình hành động của Bí thư Chi bộ hiện nay”

V.T

Một trong  những nội dung cơ bản của Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là vấn đề: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Vấn đề này trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề cập đến tất cả các nội dung liên quan đến xây dựng Đảng của nhiệm kỳ 2016 – 2020, trong đó nổi bật nhất là tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa, vị trí quan trọng, đặc biệt đối với một đảng viên ở vương vị Bí thư Chi bộ hiện nay.
Nội dung, tinh thần của vấn đề nghiên cứu, vận dụng:
Vấn đề xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được trình bày trong mục XV trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng ( từ tr.181 đến 127). Đây là một trong 15 vấn đề lớn của Nghị quyết Đại hội Đảng.
1. Nội dung cơ bản và sự quán triệt nội dung: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ( liên quan đến thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI)
Nghị quyết đã khái quát tình hình thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI liên quan trực tiếp đến xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ 2016 – 2020. Trong đánh giá tình hình, nội dung đầu tiên được đề cập là: Ban hành Nghị quyết “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Vấn đề này đã được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thảo luận và nhất trí cao.Tinh thần Nghị quyết này thể hiện sự tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Điều đó cho thấy, Đảng ta đánh giá rất cao tầm quan trọng của thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI đối với xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ này.
Quá trình đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI, Đảng ta đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế một cách cụ thể. Một trong những đánh giá có tính khái quát chung nhất là: “ Nhìn chung, các cấp ủy, tổ chức đảng từ trung ương đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 một cách bài bản, quyết liệt và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị, góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tieu cực, suy thoái trong Đảng …” ( Nghị quyết Đại hội XII, tr. 182). Cùng với đánh giá trên, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cụ thể: “ Tuy nhiên, trong thực hiện Nghị quyết trung ương khóa XI một số việc chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết đề ra. Trong tự phê bình và  phê bình, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn khá phổ biến, một số đảng viên chưa tự giác  nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao phụ trách…” ( Nghị quyết Đại hội XII, tr. 184). Cùng với những đánh giá tình hình trên, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân cơ bản. Nguyên nhân ấy được khái quát là: “ .. chủ yếu do các vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay là những vấn đề quan trọng, khó và đã kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, chưa có những giải pháp đủ mạnh để khắc phục và giải quyết” ( Nghị quyết Đại hội XII, tr. 187).
Với nội dung trên cho chúng ta nhận thấy một vấn đề trực tiếp liên quan đến xây dựng Đảng của nhiệm kỳ này với những thuận lợi và khó khăn, phức tạp từ trong nội bộ của Đảng ta, trong đó nổi lên là kết quả thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XII chưa thật theo mong muốn. Việc xác định, đánh giá đúng nội dung, tầm quan trọng của tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI sẽ tạo động lực to lớn cho nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng Đảng hiện nay.
Trong Đánh  giá có tính tổng quát về xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ của Đại hội XI.
Nội dung đánh giá tình hình chung của thực hiện công tác xây dựng Đảng khóa XI cũng đã chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế  một cách thẳng thắn, khách quan, cụ thể như: Công tác xây dựng Đảng về chính trị; về chất lượng, hiệu quả  công tác tư tưởng, lý luận; rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; công tác tổ chức các cơ quan Đảng, Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc,v.v. một cách toàn diện ở các mặt của xây dựng Đảng. Trong đó đánh chú ý đến nguyên nhân của những hạn chế được Đảng ta khái quát: “ …là do Dảng cầm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  và hội nhập quốc tế  là vấn đề mới và khó …Chậm đổi mới tư duy về công tác xây dựng Đảng trong điều kiện mới. ..Chưa thật sự  phát huy dân chủ trong Đảng…Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương xây dựng Đảng chưa nghiêm…Nhiều cấp ủy đảng và bí thư chưa đầu tư đúng mức về thời gian…” ( Nghị quyết Đại hội XII, tr. 198).
Có thể thấy những đánh giá và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trên cho thấy Đảng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật như trong một số kinh nghiệm thứ hai ( Nghị quyết Đại hội XII, tr. 64) đã chỉ ra. Với tính khách quan, thẳng thắn trong đánh giá công tác xây dựng Đảng như trên đã củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Phần phương hướng, nhiệm vụ liên quan đế Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI( tr. 198- 217)
Ngay khái quát đầu tiên trong phần phương hướng, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “ Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nền của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI” ( Nghị quyết Đại hội XII, tr. 198 – 199). Tinh thần phương hướng Nghị quyết này không chỉ là quyết tâm của Đảng đối với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, mà quan trọng hơn là hướng tập trng cơ bản, trọng tâm của xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tiến tới tạo chuyển biến tích cực mặt đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ đảng viên.
Nghiên cứu phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cho thấy mười ( 10) nội dung cụ thể thì phần lớn đều tập trung vào đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên; làm trong sạch tổ chức đảng hoặc liên quan đến đạ đức, lối sống. Ở các nội dung cụ thể của mười nội dung trong phương hướng, nhiệm vụ tiếp cận các mặt khác nhau nhưng đều thể hiện rõ mục đích thực hiện vai trò và nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực của Đảng cầm quyền trong điều kiện mới. Vấn đề Đảng cầm quyền đã được thể hiện trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng từ sớm bằng các cách diễn đạt khác nhau, nhưng trong phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng lần này, tần suất đề cập và xác định khá rõ ràng về nội dung cơ bản thuộc Đảng cầm quyền.
Trong mười nội dung thuộc phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng cho thấy có đến sau lần Nghị quyết dùng thuật ngữ “ Kiên quyết” ở các phương diện khác nhau liên quan đến Nghị quyết trung ương 4 khóa XI trong nhiệm kỳ này. Đây là thuật ngữ mới được dùng nhiều lần trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Cụ thể những mặt ấy như sau;
Thứ nhất, trong khái quát chung của phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã dùng “ kiến quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII” được hiểu tinh thần ấy là cái chung chỉ đạo, quy định toafnn bộ nội dung của các vấn đề cụ thể khác. Nó là đặc trưng cơ bản, nội dung chủ yếu của phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng nhiệm kỳ này.
Thứ hai: nội dung “Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng” ( Tr. 202); Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: “ Kiên  quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “ lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với việc làm” ( Tr. 202). Tinh thần này cho thấy một vấn đề thiết thực, cấp bách nổi lên trong xây dựng Đảng là xây dựng đạo đức đội ngũ cán bộ, đảng viên mặt đạo đức, lối sống hiện nay.
Thứ ba: ở nội dung “ Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng và nâng cao chất lượng đảng viên” ( tr. 204). Ở phương hướng nhiệm vụ này, cho thấy quyết tâm, biện pháp thực hiện thể hiện ở: “ Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước…” ( tr. 205). Đây là phương hướng, nhiệm vụ, đồng thời cũng là biện pháp thể hiện tính “ kiên quyết” rất cao đối với xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng. Nó là một mặt của xây dựng đảng, thực hiện làm trong sạch đội ngũ đảng viên mà Nghị quyết trung ương 4 khóa XI chưa thực hiện được theo mong muốn.
Thứ tư: ở phương hướng, nhiệm vụ “ Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ” ( Nghị quyết Đại hội XII, tr. 205 – 208). Đây là một mặt quan trọng của xây dựng Đảng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay đang phải đối mặt với diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Tinh thần của “ kiên quyết” biểu hiện ở: “ Kiến quyết đấu tranh, ngăn chặn những hiện tượng cục bộ, bè phái, “ lợi ích nhóm”, gây mất đoàn kết trong Đảng. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Ban chấp hành trung ương về những điều đảng viên không được làm, nhất là phát ngôn, tuyên truyền, tán phát tài liệu trái Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh có hiệu quả  với âm mưu, hoạt động “ diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch” ( Nghị quyết Đại hội XII, tr. 207 – 208). Tinh thần trên đã thể hiện rõ sự thống nhất giữa xây dựng đội ngũ cán bộ với bảo vệ chính trị nội bộ với những biện pháp sát thực và thái độ kiên quyết cao nhất. Nó cũng cho thấy cuộc đấu tranh chống lại những nguy cơ cả bên trong và bên ngoài liên quan đến thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI hiện nay.
Thứ năm: ở phương hướng, nhiệm vụ “ Đảy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” ( Nghị quyết Đại hội XII, tr. 211 – 213). Phương hướng nhiệm vụ này, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã dùng đến hai lần chữ “ kiên quyết” trong chỉ đạo thực hiện. Cụ thể: “ Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho những hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí” ( Tr. 211); “ Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khii xảy ra tham nhũng, lãng phí …”. Những nội dung trên cho thấy sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng chống với xử lý nghiêm minh những hiện tượng tham nhũng, lãng phí, một trong bốn nguy cơ của Đại hội giữa nhiệm kỳ chỉ ra mà đến nay vẫn chưa khắc phục, thậm chí còn trầm trọng và thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI vũng chưa dứt điểm. Tham nhũng và lãng phí là tổn thương lớn nhất đến niềm tin của quần chúng nhân dân đến sự sự trong  sạch của Đảng và chất lượng hiệu quả xây dựng Đảng hiện nay.
Toàn bộ tinh thần trên cho thấy một sự liên quan trực tiếp đến xây dựng Đảng nói chung và đặc biệt là tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI trong nhiệm kỳ này nói riêng. Nó phản ánh đúng quy luật phát triển và xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay. Trong tâm của nó là tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết trung ương 4 khóa XI trong tình hình mới. Nó là một nội dung quan trọng, then chốt nhất quyết định đến chất lương xây dựng đội ngũ cán bọ, đảng viên; xây dựng tổ chức đảng và Đảng ta trong sạch vững mạnh đảm đương sữ mệnh lịch sử của một Đảng cầm quyền trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hôi nhập quốc tế hiện nay. Trong đó còn thể hiện sự nhận thức đúng đắn hiện trạng yếu kém, hạn chế và thái độ kiên quyết, quyết tâm cao trong thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI. Quán triệt, thực hiện tinh thần trên, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên; mỗi tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở triển khai nghiêm túc và đưa Nghị quyết vào thực tiễn hoạt động, cuộc sống hiện thực. Tuy nhiên, ở các cương vị, vị trí khác nhau, mỗi đảng viên tiếp cận, quán triệt và cụ thể hóa một cách sát hợp.
2. Sự vận dụng vào: xây dựng chương trình hành động của Bí thư chi bộ, cán bộ chủ trì…
Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nói chung và phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng nói riêng của mỗi cán bộ, đảng viên là cái chung, đồng thời cụ thể hóa vào từng cương vị là cái riêng, đặc thù tùy theo chức trách, nhiệm vụ của mình. Ở cương vị bí thư chi bộ, cán bộ chủ trì hướng  đến xây dựng chương trình hành động của mình thì qua các bước và các nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất: Kết hợp giữa nghiên cứu, nắm vững tinh thần Nghị quyết Đại hội nói chung và nội dung phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng liên  quan đến Nghị quyết Trun ương 4 khóa XII với chức trách, nhiệm vụ, cương vị Bí thư, cán bộ chủ trì một cách phù hợp.
Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong tính toàn diện, đồng thời thể hiện rõ trọng tâm, trọng điểm một cách đúng đắn. Ở mặt này, trọng tâm, trọng điểm phải được xác định là vấn đề liên quan đến tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI trong tình hình mới. Dựa vào những đánh giá hiên trạng với những ưu điểm, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và đối chiếu với hiện trạng ưu điểm, hạn chế của chi bộ thời gian qua để có thể khái quát những hạn chế cụ thể trong chi bộ của  mình với tính thần : nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói  rõ sự thật…( Nghị quyết Đại hội XII, tr. 64) và vấn đề nghiên cứu, quán triệt, vận dụng vào chương trình hành động của  mình.
Thứ hai: Xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI sát với đặc điểm chi bộ cả về đội ngũ đảng viên; cả về đặc điểm nghề nghiệp chuyên môn, chuyên ngành.
Nội dung, bước đi này tiếp nối khâu nghiên cứu, quán triệt của bản thân, của chi bộ. Trên cơ sở ấy, hoàn thiện mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra, thời gian, các thức gắn với từng đảng viên cụ thể. Xác định rõ trách nhiệm của từng đảng viên đối với tự phê bình, phê bình trong xây dựng chi bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch vững mạnh. Trong đó đặc biệt chú ý đến trách nhiệm của Bí thư, cán bộ chủ trì đối với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI hiện nay. Trách nhiệm liên đới là một nội dung quan trọng để nắm chỉnh những suy nghi lệch lạc và thể hiện tinh thần “ kiến quyết” như Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định.
Thứ ba: Phân công phụ trách và triển khai hoạt động theo đúng hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên và thường xuyên kiểm tra, giám sát cụ thể.
Nghị quyết của Đảng chỉ có thể đi vào thực tiễn khi công tác tổ chức, triển khai trên thực tiễn. Sự phân công cụ thể và tổ chức triển khai một cách đồng bộ tích cực thì mới có thể tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI hiện nay. Trong đó nổi bật nhất là chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc như: hiện tượng tiêu cực trong quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; duy trì nghiêm những quy định của bệnh viện về những hiện tượng ăn đút lót, hối lộ hay tiếp tay cho những hiện tương tiêu cực; Thường xuyên quán triệt và gắn kết với tuyên truyền, giáo dục “ Y đức” vào trong quá trình tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Trong phòng chống và xử lý nghiêm những hiện tượng vi phạm thì lấy phòng chống là nội dung cơ bản.
          Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là Văn kiện quan trọng có ý nghĩa cả về lý luận chính trị và thực tiễn cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thể hiện sự thống nhất về nhận thức, thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí và hành vi hoạt đông. Trong đó có nhiều nội dung, mỗi nội dung đều có vai trò, vi trí quan trọng cụ thể và trong tính thống nhất, chỉnh thể, nhưng một vấn đề có tính cấp thiết nhất là tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI trong tinh hình mới. Quán triệt, vận dụng, cụ thể hóa nội dung trên vào thực tiễn và vào cương vị của bí thư chi bộ, cán bộ chủ trì trong hoàn thiện chương trình hành động càng quan trọng, cấp thiết hiện nay.
          Tài liệu nghiên cứu:
1.     Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.
2. Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016 ( dùng cho cán bộ chủ chốt và các báo cáo viên) 
3. Tài liệu học tập các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016 ( dùng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở) 
4. Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016



Nhận xét