NHƯ MỘT DỊCH BỆNH NGUY HẠI



Một sự thật nhức nhối hiện nay rằng, tin tức giả mạo có khả năng lan truyền kinh khủng hơn dòng tin chính thống. Do vậy, việc nói theo những thông tin chưa có cơ sở là điều vội vã đáng chê trách. Nguy hại hơn là, theo đà nói theo, nói mãi, rồi dần dần tin theo những thông tin không có căn cứ khoa học

Theo một quan chức văn phòng Tổng thống Pháp, 30 bài viết chứa tin giả mạo phổ biến nhất hoặc gây nhầm lẫn về chủ đề chính trị nóng bỏng đã được chia sẻ gần 900 lần trong 2 tháng qua, so với 650 lần trong tháng 12 năm 2016 và tháng 1 năm 2017. Các chuyên gia truyền thông xã hội cho biết, một số lượng nhỏ tin tức giả mạo có thể khuếch đại thông tin sai lạc cực kỳ nhanh chóng và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả bầu cử ở Pháp. Theo dịch vụ giám sát xã hội - phương tiện truyền thông CrowwdTangle, tháng trước được hàng chục bài báo được các cơ quan báo chí pháp xác nhận là giả mạo được chia sẻ ít nhất 487 lần trên Twiter và được 930 lần người dùng Facebook chia sẻ.

Dần dần, người dùng cũng phát hiện ra và ngày càng cảnh giác với việc tiếp cận thông tin. Thế hệ trẻ đặt niềm tin vào các kênh xã hội hơn là những người lớn tuổi, tuy nhiên chỉ có 29% người tiêu dùng độ tuổi từ 18 đến 22 và 32% người tiêu dùng độ tuổi từ 23 đến 30 đánh giá Facebook là một kênh nội dung đáng tin tưởng nhất, tỷ lệ này giảm mạnh với các lứa tuổi lớn hơn. Những đối tượng này thường dành niềm tin của mình cho các kênh gần gũi và quen thuộc hơn như báo giấy.

Hiện nay, làn sóng tin tức giả lan truyền trên mạng xã hội (Facebook, Twitter hay Google) với tốc độ nhanh đến chóng mặt và ngày càng diễn biến phức tạp. Những thông tin được đăng tải gây ra hậu quả nghiêm trọng như làm cho xã hội bất ổn, tình hình an ninh trật tự trở nên hỗn loạn, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của các quốc gia. 

Theo báo cáo nghiên cứu của Daumsoft, công ty chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường, năm 2014, chỉ có khoảng 1.600 thông tin bịa đặt xuất hiện trên mạng. Tuy nhiên, con số này đã tăng mạnh lên hơn 77.000 thông tin, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng kể từ đầu năm đến ngày 9.3, khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ra quyết định bãi chức Tổng thống của bà Park Geun-hye, trong đó, khoảng 33% thông tin bịa đặt bị phát hiện là được xây dựng dựa trên các quan điểm chính trị cực đoan. Các chuyên gia cũng cho hay, Hàn Quốc chứng kiến sự tăng mạnh trong việc phát tán những thông tin sai sự thật liên quan tới những vấn đề chính trị gây tranh cãi, như việc luận tội Tổng thống Park hay triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ trên lãnh thổ nước này. 
Một cuộc thăm dò khác do Daumsoft tiến hành với 1.084 người trưởng thành tham gia cho thấy, 32,3% trong số họ từng tiếp xúc với tin giả trong năm nay. Các kênh chính để phát tán tin giả thường là máy tính cá nhân và điện thoại thông minh, với 76,3% người được hỏi cho biết đã đọc hoặc tiếp nhận thông tin giả qua máy tính và điện thoại di động. 

Phát tán tin tức giả mạo như một dịch bệnh là điều quan ngại, mà bất kể quốc gia nào cũng đang gặp phải trong bối cảnh cuộc cách mạng truyền thông đang làm cho internet ngày càng gần hơn, thiết thực hơn, ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng hơn tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó cho thấy, báo chí; truyền hình, thông tin... chính thống cần chủ động và có giải pháp hữu hiệu trong cung cấp thông tin chính thống, trong định hướng nhận thức, chính trị cho đọc giả. Đối với mỗi cá nhân, tham gia mạng cần có định hướng chính trị, khoa học, phải biết lựa chọn thông tin, hiểu thông tin và tự xây dựng cho mình khả năng miễn dịch trước thông tin xấu độc. 
                                                           HH

Nhận xét