NGĂN CHẶN THÔNG TIN GIẢ - MỘT SỐ GIẢI PHÁP


Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet, các phương tiện truyền thông cũng đang lớn mạnh không ngừng trước sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Tình hình này, làm cho người dùng rất dễ dàng trong tiếp cận thông tin, nhưng sự bùng nổ thông tin cũng đặt ra việc kiểm soát vô cùng khó khăn và rất nhiều thông tin đưa ra là không đúng sự thật. Hay nói cách khác, sự hữu dụng vô cùng to lớn cũng như những mặt trái của các trang mạng là một xu thế tất yếu, mang tính khách quan.

Cùng với sự phát triển của thông tin, thế giới cùng các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, cá nhân luôn chung tay ngăn chặn những thông tin giả, xấu độc và nhiệm vụ này hiện nay đang đặt ra có tính cấp thiết.

Nhiều quốc gia cũng đã gấp rút thành lập các cơ quan chống tin giả trên mạng, và hợp tác với các nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để thực hiện chiến dịch phòng chống tin giả.
Gần đây, trước các ngày bầu cử  ở Pháp, Facebook đã đình chỉ 30 000 tài khoản ở nước Pháp  nhằm ngăn chặn sự lây lan của tin tức giải mạo, thông tin sai lệch và thư rác. Không chỉ Facebook, Google, mà một số hãng truyền thông Pháp cũng đã tung ra sáng kiến chống tin tức giả mạo của riêng mình. Le Monde đã có cơ sở dữ liệu của hơn 600 website bị coi là không đáng tin cậy.

Mỹ, Đức cũng đang khá "bối rối" trước tình trạng tin tức giả mạo hoành hành, từ đó nảy sinh ra một sự thật nhức nhối rằng tin tức giả mạo có khả năng lan truyền kinh khủng hơn dòng tin chính thống, gây ảnh hưởng tới người dân. Để ứng phó với tình trạng này, nhiều nước đã gấp rút thành lập các cơ quan chống tin giả trên mạng và hợp tác với các nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để thực hiện chiến dịch phòng chống tin giả. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đức Heiko Maas cho biết, bộ này đang tìm phương thức để buộc các trang mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với các bài viết bất hợp pháp. Mức phạt cho những lần vi phạm này là 500.000 Euro đối với các mạng xã hội không kịp xóa các bài viết bất hợp pháp trong vòng 24 giờ.

Theo đề xuất trong một dự thảo luật ở Đức, các trang mạng xã hội sẽ phải gỡ bỏ các thông tin giả trong vòng 24 giờ đồng hồ. Những người trở thành mục tiêu của thông tin giả mạo cũng có quyền yêu cầu trang mạng đính chính lại thông tin. Đề xuất này sẽ buộc các mạng xã hội lớn như Facebook phải đặt thêm văn phòng ở Đức để đưa ra câu trả lời chính thức nếu có sự việc tương tự xảy ra. phải nhanh chóng gỡ bỏ các thông tin giả mạo trong đó có hàm chứa yếu tố thù hận, hay các nội dung “tội phạm”, hoặc sẽ phải đối mặt với mức tiền phạt 50 triệu Euro.

Nghị viện Anh đã thiết lập một cuộc điều tra về các tin tức giả mạo với sự tham gia của các nghị sĩ trong vòng vài tháng trước những lo ngại nền dân chủ Anh đang bị phá hoại từ những tin tức giả. “Các thông tin giả mạo nhằm làm tổn hại danh tiếng người khác và những lời đồn thổi không nằm trong tự do ngôn luận, và chính quyền cần phải khởi tố hành động này, ngay cả khi nó chỉ xuất hiện trên Internet” - tờ Guardian của Anh dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas, nói. 
Ngày 13.4, Ủy ban Bầu cử Hàn Quốc (NEC) đã đề nghị mạng xã hội Facebook giúp ngăn chặn tình trạng phát tán những thông tin sai sự thật có thể ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử. Theo nhà phân tích thuộc Tổ chức Báo chí Hàn Quốc Oh Se-wook, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng là những nguồn được sử dụng thường xuyên nhất để xác minh sự thật, nhằm chống lại thông tin giả mạo. Ông Oh Se-wook cũng cho rằng, vũ khí quan trọng nhất để chống vấn nạn tin giả là phục hồi sự tin tưởng vào báo chí.

Trong một thông báo mới đây trên blog, Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, cho biết sẽ triển khai kế hoạch chống tin giả, tin sai lan truyền trên trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook cùng với Google sẽ làm việc với một số cơ quan báo chí hàng đầu của Pháp, như hãng thông tấn AFP, kênh truyền hình BFM, báo L’Express, La Libération và tờ Le Monde, để đảm bảo rằng các tin tức giả mạo hay những tin đồn thất thiệt sẽ không được đăng tải trên Facebook. Facebook sẽ dựa vào người sử dụng để đánh dấu các tin tức giả mạo trên mạng xã hội này và các bài báo sau đó có thể được các đối tác hợp tác kiểm tra tính thực tế. Bất cứ tin tức nào có dấu hiệu giả mạo sẽ được đánh dấu - Facebook và Google cho phép người dùng sử dụng chức năng gắn cờ (flag) vào những tin tức được coi là giải mạo, gây hận thù hoặc cố ý đưa thông tin sai lệch.

Ngoài ra Facebook hỗ trợ một sáng kiến riêng của Google với phần mền CrossCheck (kiểm tra chéo) nhằm kêu gọi người dùng gửi liên kết của những nội dung tranh luận tới một trang web chuyên dụng để nghiên cứu sâu. 17 cơ quan báo chí Pháp, bao gồm AFP và đài phat thanh truyền hình quốc gia Pháp, đã tham giai dự án này. Google tuyên bố không cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến cho các trang thông tin không có căn cứ…. 

Facebook mới đây đã công bố Dự án Báo chí, thông qua đó xây dựng "một hệ sinh thái tin tức lành mạnh" trên mạng xã hội này để nhằm ngăn chặn việc phát tán các "tin tức giả", Dự án Báo chí là nỗ lực nhằm thúc đẩy dòng tin tức đáng tin cậy luân chuyển hàng ngày hàng giờ trên mạng xã hội này: "ngăn chặn dòng hỗ trợ tài chính" cho các trang mạng tuyên truyền tin tức sai lệch; xem xét đề ra cơ chế trừng phạt mới, phạt tiền đối với các nền tảng truyền thông xã hội nếu họ không kịp thời xóa các thông tin giả mạo; giám sát các phương tiện truyền thông để nhanh chóng bác bỏ các thông tin sai lệch. Indonesia cũng đang đi theo xu hướng này, khi mà mới đây, chính phủ nước này cho biết sẽ thành lập một cơ quan chuyên xử lý nạn tin tức giả lan tràn trên mạng xã hội. 

Với những sự nỗ lực trên đây là điều cần thiết và triển vọng. Tuy vậy, Facebook và Google chưa thể đôi phó hiệu quả với thông tin sai lệch đang lan truyền trên các trang truyền thông xã hội hiện nay. Điều này, cũng đang đòi hỏi các “chiến binh mạng” cần có nhiều biện pháp và có khả năng kháng thể trước “dịch bệnh mạng lan truyền” hiện nay.
                                                                                                                       HH


















Nhận xét