CHỐNG TƯ TƯỞNG “ĐÓNG BĂNG” VÀ “THÊM VÀO” KHI XEM XÉT VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM

                                                                                                           V.K
Vấn đề xây dựng con người chủ thể phát triển, chủ thể sáng tạo văn hóa được Đảng ta và các tầng lớp nhân dân hết sức quan tâm; phát triển văn hóa vì sự hình thành nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì văn học nghệ thuật với vị trí là bộ phận rất quan trọng góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
Như chúng ta đã biết, sự phát triển của xã hôi loài người, con người có hai hình thức sản xuất: sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Nếu sản phẩm cuối cùng của sản xuất vật chất là toàn bộ của cải vật chất đáp ứng nhu cầu vật chất của con người, thì đối với sản xuất tinh thần mục tiêu và sản phẩm cuối cùng là tạo ra nhân cách, là nuôi dưỡng các giá trị của nhân cách con người. Trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần nhận thức, thấu hiểu sâu sắc vấn đề đó mới không rơi vào quan niệm đã ít nhiều bị “đóng băng” trong chỉ đạo, hoạt động thực tiễn.
Tư tưởng “đóng băng” khi xem xét vai trò của văn học, nghệ thuật, đó chỉ là ý nghĩ chủ quan của một ai đó không hoàn toàn xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng của văn học nghệ thuật, có một cách nhìn phiếm diện(chỉ thấy cây mà không thấy rừng), chỉ thấy mặt tích cực của phát triển kinh tế, không thấy được sự tác động qua lại giữa hai yếu tố vật chất và tinh thần, chỉ lo tập trung sản xuất vật chất, tập trung phát triển kinh tế, xem nhẹ sản xuất tinh thần – nơi tạo ra cho xã hội các giá trị tốt đẹp trong nhân cách con người. Sẽ nguy hiểm hơn, khi cho rằng các tác phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật như một đồ trang sức, một thứ “thêm vào”, không có tác dụng nhiều, thậm chí là một trò giải trí đối với sự phát triển của xã hội loài người, có chăng chỉ làm phong phú thêm đời sống xã hội, chứ không có vai trò gì đối với quá trình xây dựng nhân cách con người.

Do đó, những tư tưởng “đóng băng” hay “thêm vào” khi xem xét vai trò của văn học, nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay là không hợp lý, không phản ánh đúng hết vai trò, ý nghĩa to lớn của văn học, nghệ thuật trong đời sống tinh thần của con người, sản phẩm cao nhất của nó là nhân cách, là các giá trị tạo nên nhân cách con người làm cho con người trở nên NGƯỜI hơn. Điều đó có nghĩa là việc khẳng định văn học, nghệ thuật có sứ mệnh góp phần trực tiếp nuôi dưỡng, xây đắp và phát triển những phẩm giá tốt đẹp của con người, nơi đào luyện nguồn lực chất lượng cao cho sự phát triển của xã hội hiện đại không phải là ý muốn chủ quan, áp đặt từ trên xuống hay từ ngoài vào mà là đặc trưng, là nhu cầu nội tại của bản thân văn học, nghệ thuật.

Nhận xét