PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM XUYÊN TẠC QUYỀN TỰ DO THÔNG TIN Ở VIỆT NAM

Hồng Hạc

Ngày 31/3/2023, trên trang blog đài Châu Á tự do RFA tán phát bài:  “Cuộc chiến thông tin của Việt Nam chống lại ai”; Sau đó, trên trang blog Việt Nam thời báo đối tượng Nguyễn Nam tán phát bài kiểm soát quyền lực trong bối cảnh cảnh quyền độc quyền chính trị nội dung xuyên tạc các quy định quản lý thông tin trên mạng xã hội, vu cáo chính quyền Việt Nam ngăn cấm người dân tiếp cận thông tin đồng thời kêu gọi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng và xây dựng chế độ đa nguyên đa đảng Việt Nam. Đây hoàn toàn là những lời lẽ xuyên tạc quyền tự do thông tin cũng như việc quản lý thông tin ở Việt Nam, bởi lẽ:

Thứ nhất, quyền tự do thông tin của mỗi công dân Việt Nam luôn được bảo đảm theo đúng quy định của luật pháp

Ở Việt Nam, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” đã được quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) và được cụ thể hóa trong nhiều đạo luật, nghị định, như: Luật Báo chí (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày 15-07-2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng,… và thực thi nghiêm túc, tạo không khí dân chủ trong xã hội. Điều đó khẳng định và thể chế hóa quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí, v.v. Tuy nhiên, cũng như các quyền khác của con người, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin phải do pháp luật quy định và trong khuôn khổ pháp luật; quy định rõ mối quan hệ giữa quyền với nghĩa vụ công dân; “không được xâm phạm lợi ích quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Vì thế, việc hạn chế các quyền này “theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”4 là một tất yếu. Những hành vi đăng, phát thông tin xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân,... đều bị pháp luật xử lý.

Thứ hai, việc quản lý thông tin trên mạng xã hội là cần thiết để đảm bảo cho mỗi công dân được tiếp cận thông tin đúng, thông tin sạch

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, hướng dẫn về việc tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng quản lý thông tin trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet. Bên cạnh những tiện ích và mặt tích cực, công tác quản lý mạng xã hội, đặc biệt mạng xã hội xuyên biên giới đang bộc lộ nhiều mặt trái đáng lo ngại. Tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng mạng xã hội để nói xấu, công kích, bôi nhọ tổ chức, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân; quảng cáo thông tin sai sự thật về sản phẩm; thông tin thiếu chuẩn mực đạo đức, trái thuần phong mỹ tục đã ảnh hưởng tiêu cực, gây nhiều hệ lụy cho xã hội.

Đặc biệt, lợi dụng mạng xã hội và các loại hình truyền thông mới trên internet, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị đã tán phát nhiều thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc tình hình đất nước, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tác động, ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội./.


 

 

Nhận xét