ĐẤU TRANH CHỐNG TƯ TƯỞNG VŨ KHÍ LUẬN, PHỦ NHẬN VAI TRÒ NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ - TINH THẦN TRONG SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN ĐỘI TA HIỆN NAY

 TH

Hiện nay, những thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Nhiều thành tựu khoa học, công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự, làm xuất hiện các hệ thống vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới, làm thay đổi tổ chức, biên chế, xuất hiện các hình thái chiến tranh và phương thức tác chiến mới. Các nước lớn có thể sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự vào mục đích can dự, chi phối về chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước khác. 

Cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự cũng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang nhiều nước cuốn theo. Một số nước lợi dụng thành tựu khoa học - công nghệ, sức mạnh kinh tế - chính trị - quân sự sử dụng nhiều thủ đoạn gây hấn, răn đe quân sự, khuếch trương sức mạnh vũ khí, trang bị trong tranh chấp chủ quyền nhằm phục vụ ý đồ, tham vọng chính trị của mình.

Vì thế, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đưa cả thế giới vào một không gian sống tiềm ẩn nhiều biến động khó lường; tính chất đối lập trong mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc càng tăng; mặt trận chính trị - tư tưởng - văn hóa trở thành nóng bỏng hơn bao giờ hết; ranh giới rạch ròi giữa địch và ta, chính và tà, thiện và ác, khoảng cách giữa sự sống với cái chết là vô cùng mong manh; quân nhân phải đối mặt với sự gia tăng trạng thái tâm lý căng thẳng, bất an, lo lắng, sợ hãi, hoang mang.

Trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã xuất hiện chủ nghĩa kỹ trị, tư tưởng vũ khí luận, coi thường hay hạ thấp vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần. Đã xuất hiện những biểu hiện suy giảm lòng tin chính trị vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng lại được các thế lực thù địch, phản động “hùa vào”” bằng những hành động tuyên truyền, bóp méo sự thật nhằm mưu đồ gây chia rẽ, hoang mang trong dư luận xã hội và trong đời sống chính trị - tinh thần quân nhân. Từ bối cảnh đó đòi hỏi chúng ta phải củng cố sức mạnh chính trị - tinh thần, nhất là chủ nghĩa yêu nước, bản lĩnh chiến đấu, niềm tin chính trị vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vào sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta. Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, trước tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh thời đại, trong nước hiện nay thì vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần càng trở nên quan trọng.

Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục thể hiện nhận thức đúng đắn, sáng suốt về vai trò của các nhân tố cơ bản cấu thành sức mạnh chiến đấu của quân đội, không chủ quan, duy ý chí nhấn mạnh, tuyệt đối hóa, tách rời bất cứ nhân tố nào, trong đó luôn khẳng định vai trò nền tảng, cơ sở của nhân tố chính trị - tinh thần trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta. Gắn xây dựng quân đội về chính trị trong mối quan hệ với từng bước hiện đại hóa quân đội, ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại hóa một số quân, binh chủng, lực lượng là chủ trương đúng đắn phản ánh tính cấp thiết của tình hình hiện tại. Đó là tất yếu để gia tăng sức mạnh, khả năng sẵn sàng chiến đấu và đủ sức mạnh để tự bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc.

Lịch sử dân tộc ta, đặc biệt trải qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tới ngày nay đã khẳng định chân lý về tính tất yếu của bạo lực cách mạng chống lại bạo lưc phản cách mạng. Đảng ta, Nhà nước ta không một phút lơ là, mất cảnh giác trong củng cố sức mạnh toàn diện quân đội, trong đó có việc mua sắm, cải biến, sáng chế, chế tạo vũ khí, khí tài, trang bị quân sự. Đồng thời với đó là giáo dục nâng cao chất lượng chính trị - tinh thần của quân đội; không mơ hồ, ảo tưởng về một nền hòa bình, độc lập không dựa trên sức mạnh tự bảo vệ. Mặt khác, Đảng ta không rơi vào tư duy vũ khí luận, quá đề cao, tuyệt đối hóa vũ khí, trang bị mà coi nhẹ yếu tố con người. Trong mối quan hệ ấy, nhân tố chính trị - tinh thần luôn luôn đóng vai trò nền tảng, quyết định đến sức mạnh và khả năng thực hiện nhiệm vụ của Quân đội ta. Theo đó, đồng thời với hiện đại hóa quân đội thông qua mua sắm, trang bị, cải tiến vũ khí, trang thiết bị quân sự; tổ chức, biên chế, phương thức tác chiến, nghệ thuật quân sự,v.v.. phù hợp với chiến tranh hiện đại thì nâng cao chất lượng nhân tố chính trị - tinh thần luôn được đặt lên hàng đầu trong xây dựng quân đội ta hiện nay.

Hiện đại hóa quân đội để phục vụ mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Hiện đại hóa có lộ trình, bước đi phù hợp; không tách rời đường lối chính trị, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hóa quân sự của dân tộc và quân đội; luôn gắn liền với tư tưởng quân sự nhân nghĩa -  nhân văn, qua đó càng làm sáng tỏ tính chất chính nghĩa của xây dựng quân đội; làm cho bộ đội thêm tin tưởng, ý chí thêm vững vàng vào khả năng tác chiến của quân đội cách mạng, từ đó truyền sức mạnh chính trị - tinh thần vào không chỉ trong mỗi con người mà còn ở trong các tổ chức và lĩnh vực hoạt động quân sự tạo thành sức mạnh tổng hợp bách chiến bách thắng của quân đội.

Để phát huy vai trò nhân tố chính trị - tinh thần trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay cần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội; tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ vững chắc trận địa chính trị - tư tưởng của Đảng trong quân đội để nâng cao nhận thức, kiên định lập trường tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta. Phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ; giáo dục cho quân nhân về tinh thần yêu nước; nâng cao giác ngộ cho quân nhân về nghĩa vụ, trách nhiệm, vinh dự của người quân nhân cách mạng; bồi dưỡng cho quân nhân có tâm lý vững vàng, ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Xây dựng cho bộ đội ý thức làm chủ vũ khí, khí tài, trang bị hiện đại; ý thức chủ động tiến công vào khoa học công nghệ; nâng cao sự hiểu biết của quân nhân về bản chất xâm lược, phi nghĩa của cuộc chiến tranh công nghệ cao do các thế lực thù địch phát động và tính chất chính nghĩa của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong lịch sử. Từ đó xây dựng niềm tin chính trị, lòng tin vào chiến thắng nếu xảy ra chiến tranh công nghệ cao.

Cần tăng cường đưa bộ đội vào rèn luyện trong hoạt động thực tiễn quân sự để thử thách toàn diện về thể lực, trí lực, tâm lý, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, năng lực thực tiễn, sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, không hoang mang, dao động, kiên quyết, dũng cảm, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong những tình huống diễn biến phức tạp, nguy hiểm, ác liệt.

Chú trọng huấn luyện bộ đội, nâng cao năng lực làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương thức tác chiến hiện đại; chú trọng xây dựng lực lượng tác chiến không gian mạng vững mạnh về mọi mặt, tăng cường thực hành huấn luyện, luyện tập thuần thục các các phương án, cách đánh gắn vwis vũ khí, trang bị hiện đại, từ đó vừa nâng cao bản lĩnh chính trị, vừa thuần thục chuyên môn nghiệp vụ tác chiến cho mỗi cán bộ chiến sĩ để vai trò nhân tố chính trị - tinh thần được phát huy và thực sự thể hiện tính ưu việt trong xây dựng quân đội. Trên cơ sở đó góp phần đâu tranh, phản bác có hiệu quả những quan điểm, luận điệu sai trái, chủ nghĩa kỹ trị, tư tưởng vũ khí luận, coi thường, hạ thấp vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta.

 

 

 

Nhận xét