THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC CỦA VIỆT TÂN VỀ CHATGPT Ở VIỆT NAM

 Hồng Hạc

Trong thời gian qua một số phần tử lưu vong, tư tưởng cực đoan, chống phá chính quyền đã lên mạng xã hội có bài viết: “Việt Nam vẫn không có tự do Internet” với những lời lẽ vô căn cứ, phi thực tế, vu cáo “Tự do Internet ở Việt Nam tiếp tục ở trong tình trạng tồi tệ và gây thất vọng”.

Việt Tân, số chống đối trong và ngoài nước cũng không bỏ qua cơ hội này. Chúng cho rằng ở Việt Nam không có có “tự do báo chí”, “tự do internet” nên công ty OpenAI, công cụ Chat GPT chưa cho phép dùng, mở rộng phạm vi tại đây. Rõ ràng đây là chiêu trò đánh lận con đen mà từ trước tới nay Việt Tân vẫn thường sử dụng.Trong khi tỷ lệ người dùng internet Việt Nam hiện nay tính tới tháng 9/2022, Việt Nam có 72,1 triệu người sử dụng Internet (đạt tỷ lệ 73,2% dân số) trong cuộc sống hàng ngày. Đến tháng 2/2022, số tài khoản mạng xã hội được kích hoạt là 76,95 triệu, tương ứng với mức độ thâm nhập là 78,1%. Con số này tăng gần 5 triệu so với cùng kỳ năm trước, và tăng mạnh đến gần 12 triệu tài khoản so với cùng kỳ năm 2020.

 Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và nhiều hãng công nghệ như Facebook, Google, Yahoo...đã làm giàu trên lãnh thổ Việt Nam.

Vậy nhưng các đối tượng như linh mục Nguyễn Văn Hùng, bí thư chi bộ Việt Tân tại Đài Loan; Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư đảng Việt Tân...đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc về Chat GPT tại Việt Nam, chúng còn kêu gào, lôi kéo các tổ chức phi chính phủ tác động các nhà quản lý Faccebook xóa bỏ các tài khoản mà chúng cho là vi phạm tự do internet...

Ngoài ra, chúng còn tìm cách hỏi GPT những câu hỏi với mục đích để xuyên tạc khi Chat GPT chưa đủ dữ kiện, tài liệu đối chứng để trả lời các câu hỏi này, kể cả những câu nói đi vào huyền thoại của lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Có thể nói môi trường trí tuệ nhân tạo nó đưa lại cho con người nhiều góc độ tiếp cận thông tin nhưng nếu huấn luyện, nạp dữ liệu bởi những thông tin sai lệch thì Chat GPT sẽ cho ra các kết quả hoàn toàn không phù hợp, thậm chí  là tài liệu có nội dung xấu chống lại Nhà nước.

Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Khoản 3 Điều 4 Luật An ninh mạng 2018 xác định: “Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng”. Những thông tin tích cực, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lợi ích quốc gia dân tộc chia sẻ trên Internet được Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển, biểu dương, khen thưởng và tôn vinh. Ngược lại, những hành vi lợi dụng Internet để chống phá sự nghiệp đổi mới, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy dù là một phần mềm mới, thu hút nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm, tham gia nhưng các tổ chức phản động đang tìm mọi cách để tuyên truyền, xuyên tạc những thông tin xấu độc, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và văn hóa trên không gian mạng. Mọi hành vi lợi dụng không gian mạng, công nghệ thông tin để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước, tổ chức, cá nhân đều bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật./.


 

 

Nhận xét