PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM VĂN HÓA LỄ HỘI VIỆT NAM “ĐANG ĐI THỤT LÙI”

Hồng Hạc

          Văn hóa là hệ thống những tri thức rộng lớn, vốn sống phong phú. Không ai có thể tự tin cho rằng mình hiểu hết các lĩnh vực của văn hóa lễ hội ở Việt Nam. Lắng nghe những ý kiến phản biện, vì thế, là một thái độ văn hóa của những người làm văn hóa. Tuy nhiên, làm văn hóa cũng phải có lập trường, không thể có chuyện “đẽo cày giữa đường”. Phản biện văn hóa trước hết phải bắt đầu từ một thái độ văn hóa. Lấy cớ phản biện để bỉ bai, xuyên tạc, hạ thấp giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, hạ bệ uy tín của Đảng, Nhà nước… là thái độ thù địch của văn hóa, cần phải đấu tranh thẳng thắn, quyết liệt.

          Hiện nay, trên không gian mạng, không ít thành phần bất mãn trong nước và một số đối tượng lưu vong ở nước ngoài lớn tiếng chỉ trích, xuyên tạc, quy chụp, cho rằng văn hóa Việt Nam đang đi thụt lùi, “suy đồi”, “mạt hạng”… Đơn cử như lễ hội tịch điền ở Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một lễ hội truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa của nền văn minh lúa nước của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Bám vào hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau” mang tính biểu trưng của lễ hội, các đối tượng cực đoan và truyền thông bẩn, mang tư tưởng thù địch ở hải ngoại lại xuyên tạc rằng người Việt đang kéo lùi lịch sử. Bởi lẽ, thế giới đương đại là khoa học công nghệ, là cách mạng công nghiệp 4.0 mà Việt Nam vẫn tôn vinh, thủy chung với hình thức sản xuất thô sơ, lạc hậu cách đây hàng trăm năm, vậy thì bao giờ mới khá lên được.

          Dẫn chứng nêu trên cho ta thấy cho thấy tầm nhìn hạn hẹp của các thế lực thù địch. Chúng ta biết rằng, lễ hội truyền thống là bộ phận cấu thành của văn hóa quốc gia, chứa đựng trong đó những giá trị cốt lõi của bản sắc dân tộc. Nó là một lĩnh vực của kiến trúc thượng tầng, được quyết định bởi hạ tầng cơ sở, trực tiếp là đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, tất yếu đời sống văn hóa nói chung, lễ hội văn hóa nói riêng sẽ bị ảnh hưởng, chi phối. Quy luật giao thoa, tiếp biến của văn hóa, bên cạnh việc hấp thụ những tinh hoa của văn hóa thế giới, tất yếu sẽ nảy sinh những nhân tố, yếu tố tiêu cực, phản văn hóa. Những hạn chế, yếu kém, bất cập trong đời sống văn hóa nói chung, văn hóa lễ hội nói riêng đã được Đảng ta đúc kết, chỉ rõ. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực… Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa…Đặc biệt, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa, chúng ta chưa thật nhận thức đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về đường lối văn hóa của Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Phương thức lãnh đạo quản lý văn hóa chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế... Từ những đánh giá tổng quan ở tầm vĩ mô, soi rọi trong môi trường văn hóa lễ hội, chúng ta thấy rõ sự thẳng thắn, khách quan, không né tránh hạn chế, khuyết điểm của Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển

          Đại hội lần thức XIII và hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 của Đảng đã chỉ rõ: sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, xã hội số, văn hóa số... vừa đem lại những cơ hội, vừa tạo ra những thách thức mới trong việc xây dựng và phát triển văn hóa. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta xác định, cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, những giá trị văn hóa phi vật thể các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Hệ thống các lễ hội truyền thống của dân tộc là di sản văn hóa quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại. Chúng ta phải có trách nhiệm trân trọng, giữ gìn và phát huy./.


 

 

Nhận xét