Cảnh giác trước luận điệu sai trái của báo “Tiếng dân”

 Hải Linh

                   Như chúng ta đã biết, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực không ngừng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực, kể cả khu vực công cũng như khu vực ngoài Nhà nước. Khi công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đạt những kết quả tích cực, các vụ việc tham nhũng dần được lôi ra ánh sáng thì cũng là lúc những “nhà hoạt động dân chủ”, “phóng viên không biên giới”, “cây viết tự do” cho các trang RFA, VOA, Việt Tân, “báo tiếng dân”… ra sức lợi dụng để xuyên tạc, chống phá. Những thủ thuật mà chúng thường sử dụng là: Suy diễn “đấu tranh phe cánh”, bịa đặt “đấu đá nội bộ”, hay dẫn từ một vài hiện tượng tiêu cực, vụ việc cụ thể đơn lẻ nào đó trên báo chí, truyền thông đưa tin để quy kết thành một quan điểm, một vấn đề rất là bản chất, để từ đó quy kết là do chế độ.

Bài “Chống tham nhũng” trên “báo tiếng dân” gần dây là một ví dụ như thế. Tác giả đề tên Lâm Bình Duy Nhiên, dẫn việc “nhân viên xuất nhập cảnh ở sân bay quốc tế đòi tiền “tip” của khách nước ngoài”, rồi dẫn dắt quy kết thành đó là “chuyện thường ngày ở huyện”, rằng các biện pháp phòng, chống tham nhũng xem ra chỉ là “những khẩu hiệu truyền thông cho vui” hay “thùng rỗng kêu to”!… Lộ “cái đuôi” mục đích cuối cùng của bài báo là “tuyên” để chống phá, cố tình quy kết rằng “trong một cơ chế độc tài như Việt Nam, chống tham nhũng là không tưởng, là những lời hứa suông và không thực tế!”!

          Việc lượm lặt tin từ các báo chí để từ đó suy diễn, xuyên tạc, nâng nó lên rất vô cùng nhiều lần thành luận điểm, bản chất, để từ đó lên án chế độ và tung hô “chế độ dân chủ” kiểu phương Tây như vậy – vẫn thường là những thủ thuật “thường ngày ở bển”, cũng là xu hướng chung của những kẻ viết thuê không ngại bán đồng loại, sẵn sàng quay lưng lại với Tổ quốc để kiếm sống!

          Đảng, Nhà nước Việt Nam sớm nhận thức rõ điều đó. Tham nhũng thực sự là một nguy cơ, vấn nạn, nhất là khi nó xảy ra trong những thời điểm “nhạy cảm”, thời điểm mà cần sự đạo đức, tâm huyết và cống hiến vô tư nhất; nếu không được ngăn chặn, loại bỏ kịp thời sẽ làm thiệt hại cho nền kinh tế, phá vỡ chiến lược và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho Nhà nước và người dân; làm suy thoái đạo đức, lối sống trong hàng ngũ lãnh đạo, gây ra sự bất bình, bức xúc trong dư luận xã hội; làm xói mòn, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ; các vụ việc tham nhũng cũng là “mồi béo” tiếp tay cho những thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá. Chúng ta thấy rõ tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, thông tin rõ ràng, minh bạch về chống tham nhũng, và bên cạnh Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cơ quan chức năng còn sự đồng hành của báo chí, người dân, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng. Nên không có kẻ nào có thể xuyên tạc, cản trở công cuộc phòng, chống tham nhũng; không kẻ nào có thể xuyên tạc hiện thực và những thành tựu phát triển của Việt Nam./.

 

Nhận xét