BƯỚC ĐỘT PHÁ, TẠO CHUYỂN BIẾN VỮNG CHẮC TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG

Hồng Hạc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực trong công việc của mỗi cán bộ, đảng viên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì công tác cán bộ là khâu quyết định. Bác nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, bởi cán bộ chính là “những người đem đường lối, chính sách của Ðảng, Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành; đồng thời nắm bắt tình hình, nguyện vọng của nhân dân báo cáo lại với Ðảng, Nhà nước hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Do đó, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, trong các giai đoạn sau này, công tác cán bộ luôn được Đảng ta coi trọng. Qua mỗi kỳ đại hội, quan điểm, tư tưởng đổi mới công tác tổ chức cán bộ càng được thể hiện rõ hơn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng ở mỗi giai đoạn.

Thấm nhuần sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị về đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải thực sự là nhiệm vụ “then chốt” của vấn đề “then chốt” trong công tác xây dựng Đảng, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy, tư duy mới của Đảng ta là đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu thực sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và nhân dân. Đảng ta nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài; có cơ chế bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,... đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”.

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng hơn 90 năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, công tác cán bộ được Đảng luôn chú trọng triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, khuyết điểm cần thẳng thắn nhìn nhận. Đó là năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; khả năng vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên còn hạn chế, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đạt thấp; tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ của một số ít cán bộ chưa cao, chưa tận tâm, tận lực với công việc; tinh thần tự phê bình và phê bình còn hạn chế, chưa mạnh dạn nói thẳng, nói thật những hạn chế, khuyết điểm của tập thể và cá nhân, còn nể nang, né tránh, dĩ hòa vi quý.

Để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ hiện nay, thiết nghĩ cần có những giải pháp đồng bộ, có hiệu quả cao. Trên cơ sở đó, công tác cán bộ cần tập trung làm tốt một số nội dung cơ bản sau đây:

Một là, thực hiện nghiêm, nhất quán Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây vừa là định hướng, vừa là giải pháp cơ bản, nhằm cụ thể hóa, “chuẩn hóa”, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường, cơ chế thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, sáng tạo và bảo vệ cán bộ; phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm những sai phạm trong công tác cán bộ. 

Hai là, xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo hướng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, có tính đến nhu cầu và khả năng phát triển. Đây vừa là giải pháp, vừa là nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ; kết hợp nhiều hình thức và phương pháp đào tạo tại trường, tại chức, thông qua thực tiễn công tác, học tập, chiến đấu,... của đội ngũ cán bộ với xây dựng, rèn luyện đội ngũ đảng viên; kết hợp đào tạo bồi dưỡng với chăm lo chính sách cán bộ.

Ba là, thực hiện tốt chế độ quản lý cán bộ, nhất là quản lý chất lượng chính trị; bảo vệ vững chắc chính trị nội bộ. Đây vừa là giải pháp vừa là yêu cầu kết hợp biểu dương khen thưởng đúng mức các cán bộ có thành tích với việc kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ thoái hoá biến chất, vi phạm Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước. Phải đào tạo, rèn luyện, thử thách mới có được cán bộ tốt. Theo đó, “kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử hư hỏng, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn. Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức. Sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ những tổ chức và cá nhân dám đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”(5). Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng và kiểm soát chặt chẽ quyền lực của cán bộ. Nghiêm khắc nhìn nhận những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác cán bộ ở từng cấp, từng cơ quan, đơn vị để rút ra những bài học kinh nghiệm cho thời gian tới.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Đây vừa là giải pháp, vừa là yêu cầu thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền và các biểu hiện tiêu cực khác. Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu ban cán sự đảng, cấp ủy đồng thời là thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. “Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ./.

 

Nhận xét