Hồng Hạc
Hồ Chí Minh đã lựa chọn mục tiêu CNXH - một mô hình “cách mạng đến nơi” và xác lập được những giá trị cốt lõi trong mô hình CNXH Việt Nam. Thực tiễn đã minh chứng, chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất giải phóng dân tộc Việt Nam, là sự khẳng định trong hiện thực giá trị của một mô hình “cách mạng đến nơi”. Đây cũng là cơ sở vững chắc để đấu tranh với những luận điểm sai trái của các thế lực thù địch phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta hiện nay.
Trong di
sản lý luận của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những dự đoán về xã hội
tương lai - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hai ông đã có công biến CNXH vốn là học
thuyết không tưởng thành học thuyết có cơ sở khoa học. Tuy vậy, do điều kiện
lịch sử, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ có thể dự đoán những
nét chủ yếu, chứ không thể nêu lên một cách chi tiết những quan niệm của mình
về xã hội tương lai. Hơn nữa, những dự đoán ấy được hình thành chủ yếu trên cơ
sở nghiên cứu hiện thực xã hội TBCN phát triển tương đối cao ở một số nước Tây
Âu.
Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét các
nước châu Á một cách toàn diện cả về lịch sử, xã hội - văn hoá, kinh tế, chính
trị... Hồ Chí Minh đi đến kết luận: “Bây giờ hãy xét những lý do lịch sử cho
phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu”. Bởi ở
châu Á, tư tưởng về cộng đồng xã hội, bình đẳng, giáo dục và đề cao giá trị
nhân văn; tư tưởng phải đấu tranh cho hạnh phúc của con người, đề cao nhân
dân... đã phát triển sớm, trở thành cơ sở thuận lợi để tiếp nhận tư tưởng của
chủ nghĩa cộng sản. Cuối thế kỷ XX, một sự thật lịch sử là trong khi một mô
hình CNXH tan rã ở các nước XHCN châu Âu, thì chế độ XHCN lại được củng cố và phát
triển ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc... Thực tế đó đã chứng minh
nhận định thiên tài của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.
Trong
những năm tháng hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp ở Pari đã đưa Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chiến lược, sách lược của
cách mạng vô sản. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin đã
làm sáng tỏ trong Người tất cả những điều đang trăn trở về con đường giải phóng
dân tộc, nhân dân. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga Xô viết. Tình hình
nước Nga khiến Người nhận thức sâu sắc sự lạc hậu của chế độ phong kiến và sự
tàn bạo của chế độ tư sản. Và sự xuất hiện một chế độ xã hội mới, trong đó nhân
dân lao động thực sự được giải phóng khỏi áp bức bất công là một thực tiễn mà Người
mơ ước thiết lập ở Việt Nam; là mô hình “cách mạng đến nơi” mà Người đang khát
khao kiếm tìm. Chính từ đây, Người đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, “chỉ có
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức
và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Theo đó, con đường cách
mạng Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á là phải giành độc lập hoàn toàn và
tiến lên CNXH. CNXH là bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc; cách mạng
giải phóng dân tộc phải trở thành cách mạng XHCN thì nền độc lập dân tộc mới
được củng cố vững chắc, cách mạng mới giành thắng lợi hoàn toàn.
Như vậy, sự lựa chọn
mục tiêu CNXH suy cho cùng là quyết định khách quan của lịch sử. Và trong số
những khối óc trăn trở tìm tòi con đường cứu nước, lịch sử đã lựa chọn Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh - người duy nhất lúc đó nắm được cơ hội lịch sử để
thay đổi vận mệnh đất nước, thay đổi thân phận con người bằng khát vọng mãnh
liệt của dân tộc và của chính Người, thông qua sự nung nấu, trăn trở và mài sắc
tư duy theo thời gian của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chứ không phải là sự chủ
quan, nhất thời hoặc ngẫu nhiên, hay do vận may lịch sử. Tính cách mạng khoa học, đúng đắn, sáng
tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xác định con đường cách mạng Việt Nam đã
được lịch sử kiểm chứng. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc đi lên CNXH,
sau chiến thắng 30/4/1975 cả nước đi lên CNXH. Sự phát triển không ngừng của
đất nước trước những cam go, thử thách và biến động thăng trầm của lịch sử,
những thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam trong gần thế kỷ qua càng chứng
minh giá trị và sức sống mãnh liệt của tư tưởng Hồ Chí Minh./.
Nhận xét
Đăng nhận xét