KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN LUẬN ĐIỆU VU CÁO VIỆT NAM HIỆN NAY KHÔNG CÓ TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO.

                                                                                                                                                      Niềm Tin

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam không chỉ là quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn là một dân tộc đa tín ngưỡng, tôn giáoTrong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc có những sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo riêng gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và văn hóa tâm linh của mình.

Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, lãnh trọng trách lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sau 15 năm tranh đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân Việt Nam làm cuộc cách mạng Tháng 8, năm 1945 long trời, nở đất, giành chính quyền về tay mình, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; quyền sống, quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc được khôi phục, các quyền ấy trước đây đã bị thực dân Pháp, phát xít Nhật và bè lũ tay sai cướp mất. Từ đó đến nay, xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), luôn khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc Việt Nam; và trở thành nguyên tắc Hiến định, được ghi từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiên pháp năm 2013. Hiện nay tại Điều 24, Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 2013 ghi rõ:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Và tại Luật “Tín ngưỡng, Tôn giáo”, được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2016 và có hiệu lực thi hành từ 1 tháng 1 năm 2018, tại Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người ghi rõ:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.

Trên thực tế hàng ngày, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thường xuyên sôi động và đang có chiều hướng gia tăng, làm cho đồng bào tin tưởng, phấn khởi vào chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tích cực thực hiện phương châm sống “đẹp đời, tốt đạo”.

Ấy vậy mà, các thế lực thù địch không rõ chúng không biết hay là cố tình không hiểu mà hiện nay tỏ thái độ hằn học, tuyên truyền xuyên tạc, tung thông tin sai sự thật, rằng “Việt Nam có hành động vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng”; “Ở Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo!”. Chúng trắng trợn cáo buộc, lên án “Việt Nam hiện có nhiều người bị giam giữ vì tôn giáo”, “bị cưỡng ép bỏ đạo”… Đặc biệt, rất đáng tiếc từ nhiều năm nay Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ tự cho mình quyền, nhận xét, đánh giá phê phán về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam và một số Quốc gia khác. Họ sử dụng thông tin tài liệu cũ từ các nhóm, phái tôn giáo chưa được nhà nước công nhận, số chức sắc cực đoan bất mãn với chế độ, định kiến với Đảng, Nhà nước để tiếp nhận thông tin không chính xác đưa vào báo cáo đánh giá; khuyến khích cổ vũ cho các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không cần xin phép, đăng ký chính quyền, thúc đẩy các hoạt động “tà đạo, đạo lạ” ở các vùng sâu, vùng xa gia tăng hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Giáo hội và xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, với âm mưu muốn giáo dân chống đối chính quyền, họ kích động với luận điệu, đây là quyền con người “quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo”; đồng thời lợi dụng mạng xã hội, Feebok, Blog… hội luận xuyên tạc Luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, là “bước thụt lùi”; “bóp nghẹt tôn giáo” không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người”… Họ kiến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại những nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC) và “gây sức ép và hối thúc Việt Nam cho phép tất cả các nhóm, phái tôn giáo chưa được công nhận hoạt động một cách tự do; giảm can thiệp của chính quyền vào các công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo đã được công nhận và nhấn mạnh tiến bộ về tự do tôn giáo có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện quan hệ song phương”.

Vậy nếu cứ theo những luận điệu tuyên truyền, cáo buộc của các thế lực thù địch  và của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ thì phải chăng mọi sinh hoạt và hoạt động của những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo đều bị Nhà nước Việt Nam cấm đoán, cản trở, đàn áp!? Phải chăng ở Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo?.

Trước hết chúng ta thấy rõ, thực tiễn hàng chục năm qua, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà toàn dân ta đã lựa chọn. Chúng núp dưới chiêu bài “tự do tôn giáo” để cố tình phớt lờ những thành tựu to lớn của Việt Nam về công tác tôn giáo trong hơn 35 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Chúng tìm mọi cách chia rẽ các tổ chức tôn giáo ở nước ta, gây mâu thuẫn giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo với người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa đồng bào tôn giáo với Đảng và Nhà nước; tài trợ cho hoạt động truyền đạo trái phép, nhằm mục đích gây rối loạn an ninh, trật tự xã hội, tạo ra các “điểm nóng” chính trị - xã hội để tạo cớ cho nước ngoài can thiệp phá hoại cách mạng Việt Nam. Từ lâu, dư luận đều biết rõ, không phải ngẫu nhiên Việt Nam cùng một số nước khác như Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều tiên… bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt, bởi các quốc gia này không tuân theo “giá trị Mỹ”, “giá trị phương Tây” về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo. Chính vì những toan tính chính trị, cho nên khi đưa ra những luận điệu vu cáo Việt Nam không có “tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, “Nhà nước Việt Nam đàn áp giáo dân!?”…, các thế lực thù địch đã cố tình phớt lờ những thực tế sống động về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam trong những thập kỷ qua.

Những chuyển biến tích cực trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đã được nhiều cá nhân và tổ chức quốc tế “mục sở thị” và ca ngợi. Mới đây, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đánh giá: cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhất là từ năm 1991 đến nay. Nếu Việt Nam hạn chế tôn giáo, vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì các tổ chức tôn giáo không thể xác lập được vị trí và phát triển ổn định như hiện nay.

Như vậy, chúng ta phải khẳng định ngay rằng, những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc của các thế lực phản động và của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ nêu trên là hết sức phi lý, với ý đồ mục đích xấu xa, nhằm tác động đến suy nghĩ, tình cảm của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, nhằm tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời, chúng ta ai cũng có thể nêu lên một câu hỏi? Vậy tiêu chí, tiêu chuẩn của Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ là gì? Họ đại diện cho ai để phê phán, đánh giá về tự do tôn giáo của Việt Nam? khi mà các phê phán của họ chỉ là sự lạc lõng, không được chức sắc tôn giáo ủng hộ.

Song, dù các thế lực thù địch có cố tình, xuyên tạc chống phá thế nào chăng nữa cũng không thể chia rẽ chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo tin tưởng vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được chính quyền quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi,chức sắc, tín đồ và nhân dân được tự do hành lễ ở nhà riêng, hay cơ sở thờ tự; đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid -19, chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo vẫn sinh hoạt tôn giáo onlie bình thường, vẫn thể hiện được niềm tin tôn giáo ngay tại tư gia…thực tiễn đời sống tôn giáo đã chứng minh, khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, khẳng định chính sách nhất quán, củng cố nềm tin tưởng  của chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, là cơ sở để đấu tranh ngăn chặn và làm vô hiệu hóa các “đạo lạ”, “tạp giáo”, “tà giáo” có tính chất chính trị phản động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tôn giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc và vì dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét