Khuê
Minh
Trong thời gian vừa qua trên các phương tiện truyền thông, có ý kiến cho rằng, trong xu thế phát triển của thế giới với trình độ kinh tế tri thức và hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0, cũng có ý kiến cho rằng, “trong kinh tế tri thức thì sứ mệnh lịch sử là của trí thức chứ không phải của giai cấp công nhân”. Đây là một nhận thức không đầy đủ. Trí thức có vai trò rất quan trọng nhưng không thể thay thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Thứ nhất, cho dù tri thức, kiến thức khoa học có
vai trò to lớn, nhưng phát triển hiện đại không vì thế mà không cần đến sản
phẩm vật chất để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của. Tất cả nhu cầu ấy lại chỉ
có thể được thỏa mãn thông qua sản xuất vật chất và thường là thông qua sản
xuất công nghiệp. Chỉ có sản xuất vật chất bằng phương thức công nghiệp mới có
đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của con người hiện nay. Vì vậy, nhân loại hiện nay
vẫn cần tới sản xuất vật chất và lao động của giai cấp công nhân để tồn tại và
phát triển.
Thứ hai, giai cấp công nhân hiện đại
đang được trí thức hóa, trí tuệ hóa trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Yêu
cầu khách quan của sản xuất, dịch vụ hiện đại và vận hành nền sản xuất công
nghiệp hiện đại đòi hỏi giai cấp công nhân không ngừng nâng cao năng lực lao
động, làm chủ khoa học và công nghệ.
Thứ ba, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
tự nó đã mang một hàm lượng tri thức rất lớn và bản thân giai cấp công nhân
cũng đang trí tuệ hóa, đang tạo ra một lớp trí thức - công nhân trong lực lượng
lao động của mình. Họ là các chuyên gia, nhà khoa học và công nghệ đang hằng
ngày hoàn thiện, phát triển để tăng năng suất lao động, bảo đảm các yêu cầu
ngày càng cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
Thứ tư, trí thức là nhóm lao động sản xuất ra
các giá trị tinh thần; còn công nhân là nhóm lao động sản xuất vật chất. Sản
xuất vật chất, các quá trình kinh tế xét đến cùng, bao giờ cũng là yếu tố quyết
định nhất. Tri thức và lao động của họ, có vai trò rất quan trọng trong phát
triển hiện đại nhưng bao giờ cũng cần đến việc chuyển hóa những giá trị tinh
thần đó vào thực tiễn. Thông qua thực tiễn đó có thể nhận định: Sản xuất vật
chất là cái quyết định, sản xuất tinh thần là để phục vụ cho quá trình tồn tại
của xã hội. Sáng tạo tinh thần như khoa học, văn hóa, nghệ thuật có vai trò rất
quan trọng trong phát triển xã hội hiện đại, nhưng nếu chỉ tinh thần thôi thì
chưa đủ nền tảng cho phát triển bền vững của xã hội loài người.
Thứ năm, sứ mệnh lịch sử thực chất là sự nghiệp
của một giai cấp đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo xã hội xây dựng một hình thái
kinh tế - xã hội mới. Để làm tròn trách nhiệm ấy, đòi hỏi giai cấp có sứ mệnh
lịch sử phải đạt được những yêu cầu, đặc điểm riêng. Điều đó tập trung ở 4 nội
dung: Phải là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ xã hội, bao gồm
cả về kinh tế (xu thế phát triển sản xuất) và chính trị (đại diện cho xu thế
dân chủ hóa); phải là đại diện cho lợi ích chung của xã hội, các giai tầng và cả
dân tộc; phải có một hệ tư tưởng riêng vừa phản ánh nhận thức về quy luật vận
động đương thời, vừa thể hiện tính tiền phong về lý luận; phải có kết cấu, tổ
chức chặt chẽ với một hạt nhân là chính đảng của giai cấp...
Một giai cấp muốn đảm nhận sứ mệnh xác lập
một hình thái kinh tế - xã hội mới, nhất thiết phải đáp ứng các điều kiện trên.
Đội ngũ trí thức không hội đủ các điều kiện ấy. Ngộ nhận về sự tăng lên của vai
trò trí thức trong phát triển hiện đại đôi khi khiến người ta lãng quên những
mối quan hệ, các đặc điểm và vị thế của trí thức trong tồn tại xã hội. Trí thức
có công khái quát những tri thức lý luận và nâng cao trình độ nhận thức của
phong trào công nhân. Trí thức có thể cùng với giai cấp công nhân và nhân dân
làm nên lực lượng của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình, giai cấp công nhân cần đến sự hợp tác của trí thức và tự mình nâng cao
tri thức, kỹ năng lao động hiện đại. Nhưng đảm nhận vai trò lãnh đạo cách mạng xã
hội chủ nghĩa thì chỉ có giai cấp công nhân mới đủ cơ sở, điều kiện, năng lực
thực tế.
Nhận xét
Đăng nhận xét