ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM XUYÊN TẠC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI

Hồng Hạc

Ngày 05/12/2022, trên trang Blog Đối Thoại, đối tượng Trần Dạ Dũng phát tán bài: “Đại diện chủ sở hữu cụ thể là ai”, trên trang Việt Nam thời báo, đối tượng Hoài Nguyễn tán phát bài: “Sao phải giải cứu nhà nước” có nội dung xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước ta trên lĩnh vực đất đai, kích động người dân đấu tranh phản đối cơ chế sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thống nhất và quản lý, đồng thời kêu gọi thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai ở Việt Nam… Đây là những quan điểm chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần đấu tranh, phản bác một cách kiên quyết.

Thứ nhất, việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân. Vì vậy việc xác lập chế độ sở hữu toàn dân là hoàn toàn đúng đắn chứ không phải sai lầm như các đối tượng chống phá đang cố tình lan truyền

Đất đai và sở hữu đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Sở hữu toàn dân hay sở hữu tư nhân về đất đai đều có những mặt tích cực và hạn chế. Việc lựa chọn chính sách nào về đất đai phụ thuộc vào định hướng phát triển, yếu tố lịch sử, tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia. Đánh giá về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của nước ta cho thấy, đây là chính sách phù hợp với tình hình cũng như định hướng phát triển đất nước hiện nay.

Việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Trên thực tế, Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của cá nhân. Người sử dụng đất có quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý còn đảm bảo việc sử dụng đất một cách hợp lý, đúng định hướng phát triển của đất nước và của từng địa phương.

Thứ hai, sở hữu toàn dân về đất đai là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước nhằm phân bổ nguồn lực một cách công bằng, phục vụ cho lợi ích của đất nước, nhân dân trong quá trình phát triển

Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã tập trung trí tuệ, thảo luận kỹ lưỡng và ban hành Nghị quyết 18 -NQ/TW với 5 quan điểm, 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 nhóm giải pháp, 8 nhóm chính sách lớn trong hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đất đai và tổ chức thực thi. Đây là định hướng chính trị đặc biệt quan trọng để sửa đổi Luật Đất đai năm 2013. Một số quan điểm được đưa ra tại Nghị quyết như sau:

- Nghị quyết khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững.

- Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu

- Thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có chính sách phù hợp với từng đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí.

- Cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Hiện đại hoá công tác quản lý, dịch vụ công về đất đai. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đất đai tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tập trung, đồng bộ, thống nhất.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai.

          Từ những minh chứng thực tiễn nêu trên chúng ta có thể khẳng định chỉ có thể có được khi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được đảm bảo, để Nhà nước có thể thực hiện vai trò của mình trong duy trì ổn định và công bằng xã hội, mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng. Sở hữu toàn dân về đất đai, đây là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề đất đai nhằm phân bổ nguồn lực một cách công bằng, phục vụ cho lợi ích của đất nước, nhân dân trong quá trình phát triển. Những người bới lông tìm vết, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng như Trần Dạ Dũng và Hoài Nguyễn trong vấn đề đất đai để áp đặt tư duy sở hữu tư nhân về đất đai bất chấp bối cảnh lịch sử và phát triển của đất nước thì không khó để nhận diện họ là ai./.

 

Nhận xét