ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI NHẤT QUÁN CỦA VIỆT NAM

 HH

Trong hơn 35 năm đổi mới vừa qua, kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại vẻ vang của dân tộc, nhất là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đặt nền móng cho nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kế thừa và không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở vì hoà bình, hợp tác và phát triển, thực thi chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng mới đây, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thống nhất rất cao về nhận thức và quyết tâm: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế

Hiện nay, dư luận cả thế giới đang hướng về cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhiều quốc gia đưa ra chính kiến của riêng mình, trong đó phân làm 3 cực rõ ràng: hoặc đứng về Ukraine, hoặc Nga hoặc phiếu trắng, theo kết quả bỏ phiếu Nghị quyết của Liên hợp quốc về xung đột giữa Nga - Ukraine. Đã có nhiều bài đăng trên mạng xã hội, trong đó có nhiều bài viết của các thế lực phản động lái dư luận theo hướng tiêu cực, chúng cho rằng Việt Nam ủng hộ Nga, đi ngược thế giới và nhiều lý lẽ khác nhau, hòng xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Chúng ta khẳng định rằng, lá phiếu của Việt Nam khi Đại Hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu thông qua Nghị quyết về xung đột giữa Nga - Ukraine đã thể hiện rõ đường lối ngoại giao của Việt Nam mà Đảng ta đã xác định: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Thể hiện mong muốn của Việt Nam đối với cả hai bên xung đột hãy vì lợi ích của những người dân vô tội của cả hai nước.

Chúng ta chưa bàn đến ai đúng ai sai  trong cuộc xung đột này! Điều đó không còn quan trọng. Thực tiễn cho thấy, xung đột giữa các nước thì người dân chính là những người phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Nếu như tại Ukraine người dân phải di tản đến nơi an toàn, giành giật sự sống từ lưỡi hái tử thần của xung đột, thì người dân Nga, đất nước Nga hiện tại đang bị cấm vận, bị tẩy chay, đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hôi. Như vậy, suy cho cùng thì bên nào cũng thiệt hại. Vậy tại sao phải đứng về một bên thay vì kêu gọi các bên kiềm chế, đàm phán để nhanh chóng kết thúc? Đảng ta luôn đứng về lẽ phải? Bởi hơn ai hết chúng ta hiểu rõ hậu quả thảm khốc của chiến tranh? Vì vậy chúng ta không muốn kéo dài hơn sự đau khổ ấy.

 

Nhận xét