CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN LÔI KÉO VIỆT NAM VÀO “VŨNG BÙN” CHIẾN TRANH

 MINH QUANG

Những ngày gần đây, tình hình leo thang quân sự tại Ukraine đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới. Những căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện thế giới. Lợi dụng điều này, các đối tượng chống phá đã tung ra vô số thủ đoạn nhằm tấn công, lôi kéo Việt Nam.

Về cuộc chiến tại Ukraine, nhiều lần Việt Nam khẳng định: Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực, bảo vệ người dân, tiếp tục đối thoại tìm kiếm giải pháp hoà bình, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên toàn thế giới. Vậy nhưng những “mõ làng dân chủ” lại cố tình xuyên tạc, đánh lận quan điểm của Việt Nam và vu khống bằng nhiều luận điệu độc hại. Chúng cố tình lợi dụng vấn đề Nga - Ukraine để công kích, phá hoại, hạ bệ uy tín, hình ảnh, đường lối ngoại giao của Việt Nam. Những luận điệu kệch cỡm, phi lý, xuyên tạc có thể kể đến như: “Việt Nam có là quốc gia trung lập? “Dù có là bốn không, hoặc cứ việc thêm bao nhiêu không tùy ý, dù lá phiếu ở Liên Hiệp quốc là lá phiếu trắng, Việt Nam không phải là quốc gia trung lập, mà nó là quốc gia đứng về phía Trung Quốc và Nga”, …

Phải khẳng định rõ, Việt Nam là một quốc gia độc lập và tự chủ. Chính vì vậy, Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để quyết định tương lai, vận mệnh, hướng đi của dân tộc mình. Trong các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam có quyền thể hiện quan điểm, ý chí của dân tộc mình trên cơ sở luật pháp quốc tế và lợi ích quốc gia. Việc “bắt” Việt Nam phải đi theo hướng này, quay về hướng khác là điều không thể chấp nhận được. Những giọng điệu “góp ý”, “lời khuyên”, “đề nghị” được các “nhà bình loạn” tung ra ở trên rõ ràng thể hiện sự thiếu thiện chí đối với Việt Nam.

Không ít lần các cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng như một số “nhà dân chủ” bắt Việt Nam phải “chọn” Ukraine và “tố cáo” Nga. Vậy nhưng liệu rằng những “gợi ý” này có thực sự ngay thẳng, trong sáng, vì mục đích hoà bình hay không? Nói thẳng, trong thế kỷ XXI, dù hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chính. Tuy nhiên, nguy cơ xung đột vũ trang vẫn luôn tiềm ẩn. Và thực tế, không ít cuộc chiến tranh đã xảy ra (cuộc chiến ở Iraq (2003), Libya (2011), Mali (2012), Yemen (2015)…). Suy cho cùng, đằng sau những lý do đầy hoa mỹ để bao biện cho chiến tranh vẫn là câu chuyện về lợi ích. Chính những kẻ luôn miệng rêu rao mang lại tự do, hoà bình cho quốc gia khác lại là những kẻ tung bom đạn, vũ khí tấn công sự hoà bình, ổn định của nhân dân. Vì vậy, nếu nhẹ dạ và tin vào những lời hứa về “thiên đường dân chủ” thì cái giá phải đánh đổi sẽ chính là độc lập, tự do, hoà bình, ổn định của cả dân tộc.

Việt Nam lựa chọn sự trung lập. Điều này không phải đến hiện tại mới được thể hiện mà là chính sách nhất quán của Việt Nam. Những luận điệu vu khống Việt Nam “lệ thuộc” Trung Quốc và Nga; đòi Việt Nam phải “bài Trung”, “thoát Nga” suy cho cùng cũng chỉ là những mưu mô kéo Việt Nam vào các “vũng bùn” chiến tranh, gây rối loạn tình hình trong nước, gây mất an ninh trật tự. Mỗi người dân cần tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu phá hoại như vậy./.

Nhận xét