SỰ NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬT NHÌN TỪ VIỆC XÉT XỬ BỊ CÁO PHẠM ĐOAN TRANG

Khuê Minh

Nhân việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa hình sự xét cử bị cáo Phạm Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, ngày 11/12/ 2021 trên một số trang mạng phản động ở nước ngoài đã phát tán các bài viết cho rằng “Đảng bỏ tù người chỉ trích được yêu thích nhất”, hoặc cho rằng “Xét xử Phạm Đoan Trang là sự sợ hãi tiếng nói bất đồng”. Những luận điệu đó đã vu cáo Việt Nam “vi phạm” tự do, dân chủ, nhân quyền, vu cáo cơ quan chức năng bắt giam, ép cung đàn áp và xét xử người “vô tội”…

Từ vụ án Phạm Đoan Trang, cần khẳng định rằng công tác tư pháp ở Việt Nam được tiến hành theo đúng luật định, bản án đưa ra đúng người, đúng tội, thể hiện tính nhân văn, bình đẳng và thượng tôn của pháp luật Việt Nam. Nhận định trên là hoàn toàn khách quan bởi, hành vi của bị cáo là “nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý”. Bị cáo có trình độ nhận thức nhất định, hiểu và biết rõ hậu quả hành vi song vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài, phạm tội nhiều lần.  Bị cáo xác nhận đã cùng nhóm tác giả “viết báo cáo nghiên cứu về luật tín ngưỡng, tôn giáo” bằng tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng trên trang điện tử do mình lập ra. Có thể nói, những hành động của Phạm Đoan Trang đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận, đặc biệt là thế hệ trẻ về các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Việt Nam luôn mong sự đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển đất nước nhưng phải trên tinh thần xây dựng, vì vậy, việc bị cáo Phạm Đoan Trang có những hành động đi ngược lại lẽ phải đó, chống lại lợi ích của nhân dân cần phải bị lên án, xử lý nghiêm minh./.

 

 

 


Nhận xét