NGHIÊM TRỊ ĐỐI TƯỢNG PHẠM ĐOAN TRANG CÔNG KHAI CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC

 Hồng Hạc

Ngày 14/12/2021, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên sơ thẩm, xét xử bị cáo Phạm Đoan Trang về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại khoản 1 điều 88 bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên, ngay trước khi phiên tòa diễn ra, các thế lực thù địch đã ra sức viết bài chống phá trên các trang báo mạng. Nổi bật như trên trang Bauxite Việt Nam, đối tượng Song Phan phát tán bài “Đảng bỏ tù người chỉ trích được yêu thích nhất”; trên trang Blog Đài Châu Á Tự Do (RFA) tán phát bài: “Theo dõi nhân quyền: Xét xử Phạm Đoan Trang là sự sợ hãi tiếng nói bất đồng”. Các bài viết này có nội dung vu cáo cơ quan chức năng bắt giam, ép cung, đàn áp và xét xử “người vô tội”, từ đó kêu gọi các tổ chức quốc tế gây sức ép, yêu cầu Việt Nam “trả tự do ngay lập tức” cho đối tượng này, đồng thời kích động người dân xuống đường biểu tình, phản đối phiên tòa.

Phạm Đoan Trang là người có trình độ, từng công tác ở một số báo điện tử tại Việt Nam. Năm 2013, bị cáo Trang xuất cảnh đi nước ngoài và bị một số đối tượng phản động móc nối, lôi kéo chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2018, Phạm Thị Đoan Trang đã làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, bị cáo Trang còn trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân. Cụ thể, khi trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt, Trang có phát ngôn các nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; trả lời phỏng vấn trên Đài Á Châu tự do (RFA), Trang đã tuyên truyền các nội dung thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân thông qua trả lời phỏng vấn tại bài “Phạm Thị Đoan Trang: Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam không có khát khao dân chủ và tự do”.

Không chỉ dừng lại ở đó, Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu như: “Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam”; “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam”; “Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”. Các tài liệu này có nội dung bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước.

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Cơ quan tố tụng xác định, bị cáo Phạm Đoan Trang phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nhiều lần thực hiện các hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phạm Đoan Trang hiểu và biết rõ việc làm của mình là vi phạm pháp luật, tuy nhiên vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài, do vậy cần phải xử phạt nghiêm minh. Hành vi của Phạm Đoan Trang gây nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Quá trình điều tra, xét xử, Phạm Thị Đoan Trang không khai báo thành khẩn, phạm tội nhiều lần, do đó Hội đồng xét xử tuyên phạt Phạm Thị Đoan Trang 9 năm tù, theo đúng tội danh bị truy tố.

Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử vi phạm của Phạm Đoan Trang là đúng người, đúng tội, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Bị cáo Trang tuy biết sai nhưng không chịu nhận lỗi, cố tính che dấu sai phạm, quanh co chối tội, đến khi mọi tội lỗi bị phơi bày trước tòa bằng các chứng cứ cụ thể thì mới chịu nhận tội. Những hành vi trên của Phạm Đoan Trang cho thấy đây là một đối tượng chống phá chuyên nghiệp, bị cáo nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội nên cần thiết phải áp dụng tình tiết tăng nặng, phải có hình phạt nghiêm khắc để giáo dục, phòng ngừa chung./.


 

Nhận xét