“BỆNH HẸP HÒI” VÀ CÁC LOẠI BỆNH

 

HP

V.I.Lênin nhắc nhở yêu cầu của đảng viên cộng sản về thái độ khách quan, không thiên vị, không được tiêm nhiễm trong mình “đầu óc bè phái” hay bệnh hẹp hòi, thiên kiến phường hội ham địa vị, lạm quyền, đặc quyền, đặc lợi   thái độ kiên quyết “ thẳng tay đuổi cổ những bọn người như vậy” ra khỏi đảng. Tham ô, hối lộ là kẻ thù chính, kẻ thù nội xâm, như cái ung nhọt cần thẳng tay xử lý, cắt bỏ cấp bách và phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đặc biệt là trong các bộ máy nhà nước. Đồng thời, trung thực nhận và quyết tâm sửa chữa sai lầm, khuyết điểm là một trong những chuẩn mực của đạo đức cộng sản.

V.I.Lênin đã chỉ ra, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của giai cấp vô sản, cần có sức mạnh tổng hợp trên cơ sở đoàn kết nhất trí cao, có kỷ luật tự giác của công nhân và nông dân, các tầng lớp và các lực lượng. Để có được tinh thần đó, quần chúng nhân dân phải có sự giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cộng sản, thông qua giáo dục đạo đức cộng sản. Điều này, V.I.Lênin đã xác định:

Một là, phải bảo đảm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục đạo đức cộng sản. Qua phê phán các nhà trường của giai cấp tư sản đã tách rời giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục đạo đức cộng sản, V.I.Lênin yêu cầu phải có nguyên tắc gắn chặt lý luận với thực tiễn, giáo dục với lao động sản xuất và đấu tranh cách mạng, kết hợp học với hành, lý luận với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội.[1]. Giáo dục phải có kế thừa và phê phán: “Phải biết phân biệt nhà trường cũ có chỗ nào xấu và chỗ nào có lợi cho ta, phải biết rút ra ở đó cái gì cần thiết cho chủ nghĩa cộng sản”[2]. Giáo dục đạo đức cộng sản phải thực hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú, không chỉ học ở trường mà còn phải học trong cuộc sống, trong thực tiễn lao động, trong đấu tranh cách mạng, trong công tác. Người khẳng định, là người cộng sản chân chính đạt được những kết quả không chỉ bằng lý luận mà phải bằng thực tiễn, Học với tinh thần chủ động, sáng tạo, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, bằng thực tiễn sản xuất, chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học. Người phê phán, không thể “tưởng rằng chỉ bằng những pháp lệnh cộng sản là có thể giải quyết được tất cả mọi nhiệm vụ của mình”[3], “Không có gì nguy hại và tai hại đối với chủ nghĩa cộng sản bằng thói lên mặt ta đây là cộng sản”[4]; hay sự chủ quan, “cứ tưởng rằng ta biết tất cả rồi, … thì chính cái tâm trạng ngự trị trong chúng ta đó làm cho chúng ta thất bại đấy[5].

Hai là, giáo dục đạo đức cộng sản là một hiện tượng xã hội, lịch sử mang tính lịch sử, tính giai cấp sâu sắc; cần công khai mục tiêu giáo dục cộng sản của giai cấp công nhân là đào tạo con em của giai cấp công nhân, nông dân thành những người có phẩm chất, năng lực, có khả năng kế tục sự nghiệp cách mạng. Người đã phê phán giai cấp tư sản cố tình che dấu tính giai cấp trong giáo dục của chế độ tư bản, “Nhà trường cũ tuyên bố là muốn đào tạo ra một con người có trình độ văn hoá toàn diện… đó là điều dối trá hoàn toàn,”, “Trong các trường học đó, thế hệ trẻ của công nhân và nông dân không phải là được giáo dục mà chủ yếu là bị huấn luyện để phục vụ lợi ích của chính giai cấp tư sản đó…”[6].

Bốn là, giáo dục đạo đức cộng sản phải trên cơ sở kế thừa tất cả những tri thức của nhân loại với một quan điểm giáo dục hiện đại, biết tiếp thu hệ thống tri thức, biết phân tích, phê phán và hấp thụ một cách sáng tạo, không gò ép, “không học gạo”. Người chỉ rõ, “chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa cộng sản từ tổng số những kiến thức, các tổ chức và thiết chế bằng số dự trữ nhân lực và vật lực mà xã hội cũ đã để lại cho chúng ta”[7]; sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu cho rằng có thể trở thành người cộng sản mà không cần thấm nhuần những kiến thức của loài người đã tích luỹ được. Theo Người, phải biết học hỏi toàn diện, không phiến diện; học cái hay, cái tiến bộ; biết nghiền ngẫm trong ý thức về tổng số những kiến thức chung, từ đó rút ra những cái gì cần thiết cho xã hội mới, xã hội cộng sản.

Có thể nói rằng giáo dục đạo đức cộng sản theo tinh thần của Lênin là tổ hợp các nội dung, nguyên tắc cơ bản, khoa học, cách mạng, hướng con người tới mục tiêu nhân văn, nhân đạo cao cả nhất.



[1] Lênin Toàn tập tập 41, Nxb TB M 1978, tr.372, 374, 376.

[2] Sđd, tr.360,362.

 

[4] [4]Lênin Toàn tập tập 52, Nxb TB M 1978, tr.159

[5] Lênin Toàn tập tập 45, Nxb TB M 1978, tr.117

[6] Lênin Toàn tập tập 41, Nxb TB M 1978, tr.359.

[7] Sđd, tr.357.

Nhận xét