PHÁT HUY TINH THẦN TRÁCH NHIỆM VÀ NÊU GƯƠNG SÁNG VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG ĐẤU TRANH “CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ÍCH KỶ, HẸP HÒI”


                                                                                              Niềm tin
Người đã nhiều lần căn dặn: Trước mặt quần chúng, không phải cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quí mến những người có tư cách đạo đức. Muốn lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho họ bắt chước, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, “ một tấm gương  sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[1].
         Đúng như, Nghị quyết Trung ương 4 nêu rõ: “nêu gương bằng hành động thực tế”[2]. Kinh nghiệm cho thấy rằng ở đâu mà người đứng đầu và cán bộ chủ chốt đề cao tự phê bình và phê bình, nêu gương sáng thì ở đó cán bộ, đảng viên và quần chúng mới dám nói thẳng, nói thật. Trái lại nơi nào cán bộ chủ chốt, người đứng đầu thiếu trách nhiệm, không gương mẫu thì việc tự phê bình và phê bình mang tính hình thức, chiếu lệ, khuyết điểm, tiêu cực kéo dài. Do vậy, phải đề cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên giữ các cương vị chủ chốt trong tự phê bình và phê bình. Người đứng đầu, cán bộ đảng viên chủ chốt phải nắm vững tình hình cơ quan đơn vị, động viên, khuyến khích, khích lệ, khêu gợi để mọi người phê bình chân thành, thẳng thắn có hiệu quả. [Trích Nq tw 4]. Có thái độ tiếp thu phê bình nghiêm túc, sửa chữa kịp thời sai lầm, khuyết điểm, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng. Sự nêu gương sáng ở đây, là nói như thế nào thì thực hiện làm như thế ấy, lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau, nêu gương sáng về đạo đức, lối sống cho cấp dưới noi theo. Tránh tình trạng nói một đằng làm một nẻo, chẳng hạn: miệng nói chống tham nhũng nhưng bản thân mình lại là người tiếp tay cho tham nhũng, thậm chí lại là người trực tiếp tham nhũng. Hoặc hô hào cấp dưới của mình phải tự kiểm điểm phê bình, nhưng cá nhân mình lại né tránh phê bình…
           Cùng với việc nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên giữ các cương vị chủ chốt, cần phải phát huy tính tự giác, nghiêm túc trong tự phê bình và phê bình của mọi cán bộ, đảng viên trong từng cơ quan đơn vị. Nghị quyết Trung ương 4 chỉ rõ: “Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức lối sống”[3]. Do đó, đòi hỏi từng cán bộ, đảng viên công khai thừa nhận khuyết điểm trước tập thể nơi mình công tác. Tự mình đấu tranh với chính bản thân mình, vượt qua những ràng buộc, mặc cảm về tâm lý, về lợi ích. Tự mình phân tích, mổ xẻ những ưu điểm, nhược điểm, mặt tích cực và tiêu cực trong chính bản thân mình, đồng thời, phải nhận xét, đánh giá người khác. Vì vậy, nếu không thật sự tự giác, chân thành, công tâm thì dễ rơi vào chủ quan, chỉ thấy ưu điểm của mình, không nhìn ra được khuyết điểm đang tồn tại trong chính ý nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành vi, việc làm của mình. Cũng như, không vì lợi ích chung, không hết lòng vì Đảng, vì dân, vì sự tiến bộ của đồng chí, đồng đội, không có dũng khí, không cầu thị tiến bộ thì không dám thừa nhận hết khuyết điểm của mình và không dám phê bình người khác nhất là phê bình cấp trên. Do đó, trong đấu tranh tự phê bình và phê bình đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên  phải có tinh thần giác ngộ rất cao, nâng cao giác ngộ tư tưởng, có tình thương yêu đồng chí, đồng đội thật sự, có dũng khí đấu tranh thẳng thắn, chân thành, tâm sáng, đức nhân, nghĩa lớn.    
          kết hợp chặt chẽ việc nêu gương sáng về đạo đức của các cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, ích kỷ, hẹp hòi.


[1] Hồ CHồ Chí Minh, Sách đã dẫn, tập 1, Tr 263.
[2] Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2012, tr.29.
[3] Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2012, tr.29.

Nhận xét