ĐỌC VÀ "LỌC" THÔNG TIN!


Nam Lý
1. Một ví dụ:
Khi đại dịch Covid-19 ập đến, người tiếp nhận thông tin từ thị trường bao chí rơi vào tình trạng quá tải, thậm chí bị đánh lừa và thao túng vì phải bơi trong biển tin giả và những dòng tít giật gân. Có rất nhiều người coi Covid-19 như một dịp để trục lợi trên những "phế liệu" thông tin.

Theo tài liệu gần đây của UNESCO về báo chí xã hội trong đại dịch Covid-19, dựa trên phân tích bằng trí tuệ nhân tạo (AI) 112 triệu phương tiện truyền thông xã hội với 64 ngôn ngữ, tổ chức Bruno Kessler phát hiện ra 40% trong số này đến từ các nguồn tin vô căn cứ. Một nghiên cứu khác cho thấy trong tổng số 178 triệu tweet (bài đăng) trên mạng xã hội Twitter có đến 42 % được đăng bởi những con bot (các phần mềm chạy tự động hóa) và 40 % đến từ những người không đáng tin cậy.
Tháng 3/2020 vừa qua, Facebook gỡ bỏ 40 triệu bài viết tung tin sai sự thật về Covid-19. NewsGuard, một công cụ phát hiện và loại trừ tin giả tích hợp vào trình duyệt đã phát hiện ra 191 trang web ở châu Âu và Bắc Mỹ tung tin sai lệch về virus SARS-CoV-2.
2. Từ ví dụ, nêu ra vấn đề đọc và lọc thông tin trên mạng xã hội hiện nay:
Liên quan đến Covid-19 mà đã có nhiều thông tin sai lệch trên phạm vi toàn cầu đến thế. Mà Covid - dịch bệnh là khách quan, tất cả các quốc gia dân tộc chẳng ai muốn. Nhưng lợi dụng việc này mà nhiều đối tượng đã đưa ra thông tin sai lệch để kiếm lợi, hay trục lợi gì đó thông qua mạng xã hội.
Từ đó mà suy ra, mà liên tưởng về "các thông tin" trên các trang mạng xã hội hiện nay, nhất là các thế lực thù địch chống phá thì chúng tìm mọi cách để đưa thông tin sai lệch, bịa đặt, cắt ghép…để chống phá Việt Nam.
Và như thế, một điều chắc chắn rằng, khi tiếp cận với các dịch vụ trên mạng xã hội: Cư dân mạng khi đọc thì phải "lọc" thông tin!

Nhận xét