NHẬN DIỆN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG VÀ THỦ ĐOẠN TUYÊN TUYỀN CHỐNG PHÁ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG


Trần Trung
Như đã thành thông lệ mỗi khi đất nước ta chuẩn bị cho các sự kiện lớn, thì các thế lực thù địch, các lực chống đối lạ ráo diết những chiến dịch tuyên truyền bịa đặt để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Hiện nay chủ thể khởi xướng các “chiến dịch tuyên truyền” chủ yếu là các trung tâm, tổ chức thù địch Việt Nam ở nước ngoài như: Các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong (“Việt Tân”, “Đảng Dân chủ nhân dân”, “Đảng Vì dân”, “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”…); các trung tâm truyền thông nước ngoài (Đài BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt…); các tổ chức quốc tế, NGO nước ngoài (“Theo dõi Nhân quyền thế giới - HRW”, “Ân xá quốc tế - AI”, “Phóng viên không biên giới - RSF”…). Bên cạnh đó, các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá Đại hội XIII của Đảng còn được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt với sự phối kết hợp của nhiều lực lượng thù địch cả trong và ngoài nước, nhất là số dân biểu cực hữu trong chính giới các nước Mỹ, phương Tây; số đối tượng chống đối chính trị trong nước.
Nội dung tuyên truyền trong các “chiến dịch” được hướng theo một chủ đề thống nhất, như: Tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013; tuyên truyền chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội; tuyên truyền xuyên tạc nguyên tắc tổ chức, vấn đề nhân sự Đại hội XII. Chẳng hạn như, thực hiện chiến dịch chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội XIII, nhiều trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối trong nước đã đồng loạt tán phát các bài viết có nội dung xuyên tạc cương lĩnh, đường lối của Đảng.
Nhìn chung, các thủ đoạn này không mới và không lạ, đặc biệt là hoàn toàn không đúng sự thật. Tuy vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nêu cao cảnh giác, phản bác đập tan những luận điệu sai trái; khi phát hiện các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luận kịp thời tố giác để các cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật.

Nhận xét