CẢNH GIÁC VỚI MƯU ĐỒ MỘT MŨI TÊN TRÚNG 2 ĐÍCH CỦA TRẦN GIA PHỤNG


Toàn thể dân tộc Việt Nam tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người chiến sĩ tiên phong, mẫu mực của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là bản anh hùng ca về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tận tụy, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của Nhân dân, vì hòa bình, phát triển và tiến bộ của nhân loại. Dưới sự dẫn dắt của Người và tư tưởng của Người, Ðảng ta, dân tộc ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự thật, không thể phủ nhận.

Thế mà, Trần Gia Phụng với bài viết: “Kế thứ ba của Tôn Tử” đăng trên Danlambao, cố tình xuyên tạc, hạ uy tín của Người. Đọc toàn bộ nội dung bài viết, Dân Phòng nhận thấy, đây là mưu đồ một mũi tên trúng 2 đích của Trần Gia Phụng, chúng ta cần cảnh giác.
Đích thứ nhất, Trần Gia Phụng trực tiếp hạ uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua những câu chuyện bịa đặt, do người khác kể lại: Phan Bội Châu bị Thực dân Pháp bắt ở nhà ga Thượng Hải, Trung Quốc năm 1925; Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khởi bị bắt từ khi Trần Trọng Kim lập chính phủ năm 1945; Ôn Như Hầu, thành viên Quốc Dân Đảng bị bắt năm 1946; Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long bị đem ra đấu tố và bị giết năm 1953;  Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm 14 tháng 9 năm 1958 và Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Với lối tư duy theo kiểu áp đặt, chụp mũ, bẻ vè, bẻ méo, Trần Gia Phụng đã vu cáo là do Chủ tịch Hồ Chí Minh và áp đặt cho Người là học theo Kế thứ ba của Tôn Tử là “tá đao sát nhân”. Đây là sự xuyên tạc vô liêm sỉ và thô thiển.
Đích thứ hai, Trần Gia Phụng gián tiếp phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng là lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hướng đích sâu xa mà Trần Gia Phụng nhằm tới, hòng gây nghi ngờ trong Nhân dân khi Đại hội đảng các cấp đã và đang diễn ra.
Với chủ ý này, Trần Gia Phụng càng không thực hiện được, bởi: Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiến tạo nên một kho báu tư tưởng vô giá trên mọi phương diện của sự nghiệp cách mạng: về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa, giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới; về quy luật ra đời và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với vận mệnh của dân tộc; về tập hợp, xây dựng lực lượng trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện một nước nông nghiệp có điểm xuất phát thấp, không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng trong sạch, vững mạnh; về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân gắn liền với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thực tiễn đã chứng minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam cho con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua phong ba, bão táp đi đến những bến bờ thắng lợi. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cả dân tộc Việt Nam đã anh dũng chiến đấu giành độc lập dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mang ý chí đanh thép: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”; “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta đã chung sức, đồng lòng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và hiện nay đang vững bước trên con đường đổi mới.
Biết rằng, sự xuyên tạc vô liêm sỉ và thô thiển của Trần Gia Phụng chẳng lừa bịp được ai, song mưa dầm, thấm lâu, dễ gây nên sự hoài nghi với những người nhẹ dạ, cả tin. Dân Phòng viết nên những nhận thức của mình, rất mong mọi người hãy nâng cao cảnh giác và đấu tranh làm thất bại với mưu đồ một mũi tên trúng 2 đích của Trần Gia Phụng./.
Nhân Văn Việt

Nhận xét