CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN LĨNH VỰC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Khuê Minh
Hiện nay, các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, đáng chú ý là lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá, với những thủ đoạn mới, cách thức mới tinh vi, xảo quyệt hơn. Chuyển mạnh từ các biện pháp “cứng rắn” sang “mềm dẻo”; từ “công khai” sang “bán công khai”, “bí mật”; kết hợp đẩy mạnh hợp tác với thúc đẩy cạnh tranh; đầu tư và viện trợ kinh tế với ra điều kiện về chính trị, ngoại giao… Trong đó các thế lực thù địch vẫn coi “tôn giáo” là “ngòi nổ” trong hệ thống các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta.

Hiện nay, số người theo tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là xuất hiện nhiều “đạo lạ”, “tà đạo” như: Đạo Hà Mòn, Hội Thánh đức chúa trời, Dương Văn Mình,… Điểm đáng chú ý là trong vài năm gần đây, các thế lực thù địch một mặt tăng cường tuyên truyền, dụ dỗ, lôi kéo nhân dân tham gia các tôn giáo thông qua các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, truyền đơn, chúng còn đẩy mạnh việc đưa người về tới tận bản làng, ngõ xóm, khu dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa, trường học, nhà máy, để lôi kéo quần chúng. Chúng sử dụng nhiều chiêu bài lôi kéo, tập hợp lực lượng, trong đó có thủ đoan mua chuộc bằng vật chất, sử dụng các chất kích thích nhất là chất tiền ma túy để mê hoặc, dụ dỗ về cả vật chất và tinh thần. Do vậy, tình hình tôn giáo và đấu tranh phòng, chống địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nước ta lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Để góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tôn giáo, trong tình hình hiện nay cần thực hiện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác cách mạng cho nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là sự thống nhất giữa đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, giữa đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo với đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó cần quan tâm chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực quản lý tôn giáo. Tranh thủ sự ủng hộ và phát huy vai trò, trọng trách của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín, chức sắc, chức việc tôn giáo trong cộng đồng dân cư. Nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, quản lý chặt chẽ các hoạt động và phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng.

Nhận xét