ĐẠI HỘI ĐẢNG 13 VẠCH TRẦN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC XẾP GHẾ NHÂN SỰ


Phương Ngọc

Đại hội Đảng 13 sắp diễn ra, công tác nhân sự cho một bộ máy ổn định lãnh đạo đất nước phát triển đi lên rất quan trọng, bởi đó là gốc của mọi công tác. Năm 2020 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng lần thứ 13 vào đầu năm 2021. Vì thế, các nhà mang danh “dân chủ”, đối tượng, tổ chức phản động lưu vong mặc sức xuyên tạc, bôi xấu.

Đại Hội Đảng lần thứ 13 được các trang RFA, BBC tiếng Việt, Breacking news, Quốc Việt chanel… có vô số clip, các tin, bài viết, nhận định, “mạn đàm bàn tròn” về nhân sự cao cấp của Đảng trên mạng xã hội Facebook, Youtube…
Dĩ nhiên, trước Đại Hội cho đến những Hội nghị Trung ương cuối cùng trước khi “chốt” các nhân vật ở tầng cao nhất, chủ đề nhân sự luôn sôi động, thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận, đáng chú ý đâu đó lại xuất hiện một vài giọng điệu đả kích, xuyên tạc. Một trong những lập luận của những người đả kích là các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đều được tiến hành trên cơ sở Đảng cử, dân bầu nên không có tự do ứng cử”, rồi “khi bầu cử thì vận động, ép buộc bầu người này, người kia, như thế là không dân chủ”.
Rồi những câu hỏi như ai sẽ là tứ trụ Đại hội Đảng 13 ? Ai ở, ai đi, ai kế nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Rối ren trước thềm đại hội 13… Nội dung xoay quanh tình hình về nội bộ Đảng khi dự kiến nhân sự cấp chiến lược, quy hoạch cán bộ cho Đại hội Đảng lần thứ 13, đưa ra “dự kiến nhân sự” Bộ Chính trị, người kế nhiệm Tổng Bí thư, thay thế Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. Nội dung không có gì mới mà chủ yếu xoay quanh bình luận về độ tuổi, dự kiến người của 3 miền sẽ nắm chức này, chức nọ.
Thâm hiểm hơn nữa là nêu quan hệ của các chức tạo liên danh giành quyền lực chủ chốt trước và trong đại hội. Chúng đưa ra những danh sách mơ hồ và khẳng định những người sẽ được cơ cấu trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh quan trọng trong bộ máy cấp cao sẽ thuộc về ê-kíp nào. Chúng lôi kéo những cán bộ thoái hóa, biến chất bị kỷ luật để làm công cụ, tạo “nhân chứng” cho các cuộc “tọa đàm dân chủ”. Số chống đối lâu nay coi đây là dịp để phát ngôn, nhận định xuyên tạc sự thật về các đồng chí lãnh đạo, Đảng, Nhà nước, chế độ Việt Nam.
Tất nhiên, những giọng điệu xuyên tạc của thế lực thù địch như đã nói ở trên là hoàn toàn lạc lõng trước sự tín nhiệm ngày càng cao của cử tri, nhân dân dành cho Quốc hội Việt Nam – một cơ quan liên tục tự đổi mới, cải tiến cách thức làm việc nhằm tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả làm việc và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước.

Nhận xét