CẢNH GIÁC VỚI THUẬT NGỤY BIỆN “DỰA VÀO ĐÁM ĐÔNG, DỰA VÀO DƯ LUẬN” TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI


HT
Ngụy biện, không chỉ là việc sử dụng các lập luận một cách sai lầm, không hợp lý, mà còn là sự cố ý vi phạm các quy tắc lôgic trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là sai.
Ngụy biện bằng cách dựa vào  đám đông thường xảy ra ở những cuộc tranh luận trước một đám đông người. Nhà ngụy biện thường sử dụng khả năng hùng biện của mình, lợi dụng truyền thống, tình cảm, quyền lợi, thói quen, … của đám đông để tranh thủ cảm tình và sự ủng hộ của đám đông đó, tạo áp lực buộc những người tranh luận phải chấp nhận quan điểm theo quan điểm, ý đồ của nhà ngụy biện. Trong kiểu ngụy biện dựa vào dư luận, thay cho việc đưa ra luận cứ và chứng minh luận điểm, người nói lại cho rằng luận điểm là đúng vì có nhiều người công nhận như vậy. Đây là lập luận ngụy biện, vì nhiều người cho là đúng chưa đảm bảo tính  đúng đắn của luận  điểm; ngược lại, nhiều người cho là sai cũng không có nghĩa là luận điểm chắc chắn sai.
Ngụy biện lợi dụng sự ủng hộ của đám đông để biến luận điểm của mình thành đúng theo kiểu “lấy ý kiến số đông rồi giết chết thiểu số”.Ví dụ: Một cô gái nói với bạn trai của mình “Anh ơi! mua cho em đôi giày đó nhé, bạn của em đứa nào cũng có một đôi”. Cô gái thuyết phục người bạn trai mua giày mới cho mình bằng cách chỉ ra rằng nhiều bạn bè của cô ấy ai cũng có đôi giày đó, nghĩa là việc mua đôi giày đó là một điều đúng đắn, hợp lý mà người bạn trai phải làm. Rõ ràng luận điểm của ai đó được nhiều người đồng tình cũng chưa hẳn là đúng đắn. Vậy nên đừng vội tin những gì đám đông cho là đúng, cần phải có chính kiến của bản thân và biết cách quan sát, học hỏi bổ sung kiến thức.
Lợi dụng ngụy biện sự ủng hộ của đám đông, nhiều khi a dua theo đám đông cố tình tô vẽ cho câu chuyện thêm lâm ly, bi đát với giọng điệu nghe quen quen để câu viu, nhưng cái đó rất đáng buồn là làm cho người đọc tiếp nhận thông tin sai, nguy hiểm hơn là biến cái xấu trở thành cái đáng thương hoặc gần đây lợi dụng sự việc cháu Thanh, học sinh lớp 1A1, Trường tiểu học Quang Trung (Hải Phòng) đến lớp sớm, ảnh hưởng đến học sinh khác đang ngủ trưa bị cô giáo phê bình, tưởng chừng như đã khép lại. Tuy nhiên, sau khi xuất dòng thông tin “tự thú” trên trang Facebook cá nhhân của chị Mai Thị Mùi và đoạn clip ghi lại cảnh 1 người phụ nữ (được cho) là chị Mùi tự chụp ảnh con tại cổng trường tiểu học Quang Trung rồi chở con về, sự việc "ồn ào" trở lại. Những làn sóng dư luận này như con dao sắc lẹm, cứa vào nền giáo dục Hải Phòng, vào tương lai của cháu Thanh và nỗi lòng người mẹ. Theo dõi vụ việc những ngày qua, có lẽ hơn ai hết, chúng ta phải tỉnh táo, cảng giác với những thông tin có nội dung sai sự thật, vu khống hay xúc phạm, ảnh hưởng thiệt hại đến người khác.
Ngụy biện dựa vào đám đông, dựa vào dư luận là kiểu ngụy biện rất phổ biến mà các thế lực thù địch thường sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện ý đồ đưa những thông tin với nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam./.


Nhận xét