Trước hết phải là người Việt Nam thì mới nói về Việt Nam



          Hiện nay trên các trang blog có nhiều bài viết về Việt Nam của những con người với tên “ Việt” hẳn hoi ở các góc độ khác nhau. Họ viết nhiều và cũng liên tục, nhưng nội dung lại không đúng với đạo lý, lẽ sống…của truyền thống dân tộc. Đạo lý, lẽ sống có tính thông thường nhất mà mỗi con người, thế hệ người Việt Nam có nhiều, nhưng tập trung nhất ở “ Uống nước, nhớ nguồn” : “ Tôn sư, trọng đạo”; “ tôn vinh những người có công với nước, với dân, với cộng đồng làng xóm”; “ Thờ mẹ, kính cha”,v.v.  Những nội dung ấy như một chuẩn mực giá trị, đạo đức, văn hóa để làm “ Người Việt Nam”.  Trái ngược với những chuẩn mực ấy là sự lên án, nguyền rủa những kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân; nói xấu các bậc tiền bối có công với dân tộc,v.v.
          Ấy thế mà, những kẻ như: Nguyễn Dân;  Phạm Võ Ngọc Ánh; Phạm Chí Dũng; Nguyễn Văn Hải,v.v đã có những bài viết trên trang Blog Dân làm báo;  Blog VOA; Blog Bauxitte Vietnam; Blog Điếu cày,v.v. đi ngược lại  đạo lý, lẽ phải thông thường nhất thuộc truyền thống dân tộc. Làm người, đặc biệt làm người Việt Nam thì hãy tự xem mình có đủ những cái tối thiểu ấy hay không, rồi mới phát ngôn. Danh chính / ngôn thuận là câu cửa miệng của con người Việt Nam qua bao đời nay, trở thành triết lý sống cho mỗi con người Việt Nam và cũng là mục đích, nội dung giáo dục từ thế hệ trước đến thế hệ sau.  Đối với những nhân vật ấy chẳng được một cái gì được gọi là chính danh – danh chính, nhưng vẫn cố tạo ra những cái “ vẻ” là dạy đời. Đến Chỉ tịch Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa lớn, được cả thế giới lương tri nhân loại tôn vinh, mà cũng cố tình xuyên tạc, bôi nhọ thì họ đã trở thành loại vô lương tâm , đừng nói đến là người Việt Nam. Càng thấp hèn hơn là họ lại tung hô, cổ súy cho nhân vật “ Ngô Đình Diệm” – kẻ “ cõng rắn cắn gà nhà” ; “ Rước voi về dày mả tổ”. Ôi thật ghê tởm cho cái hạng cũng được gọi là “ người” – tự xưng là người Việt Nam của họ.
          Đối với những loại người này thì cũng xin nói thẳng thắn ra là: Hãy xem mình có còn là người – là người Việt Nam không đã, sau đó mới bàn luận triết lý sống.
          Còn đối với mỗi con người được gọi là con người – con người Việt Nam có đạo lý, lẽ sống đúng với truyền thống của ông cha đã đúc kết và truyền lưu từ đời này sang đời khác cần nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng của chúng, đồng thời phải từ lương tâm trong sáng và tỏ rõ thái độ, tinh thần dũng khí cao đối với những loại người này một cách thẳng thẳn và để lại tiếng thơm lưu danh muôn thủa.
         

Nhận xét