MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG ĐẤU TRANH LÝ LUẬN HIỆN NAY




Tác giả: Vĩnh Chân

Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận là hoạt động lãnh đạo quan trọng hàng đầu của Đảng nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng, cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước XHCN, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; truyền bá sâu rộng và xây dựng niềm tin của nhân dân đối với hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng giá trị đúng đắn đối với sự phát triển của con người và xã hội, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và những phẩm chất nhân cách của con người Việt Nam đương đại; trực tiếp cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Do đó tiến hành công tác tư tưởng - lý luận nói chung, ĐTLL nói riêng cần thực hiện tốt một số biện pháp tăng cường phối hợp hoạt động giữa các lực lượng đấu tranh lý luận sau.
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp và các lực lượng về nhiệm vụ ĐTLL.
Một trong những hạn chế của công tác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc ĐTLL là nhận thức về cuộc đấu tranh này còn chưa ngang tầm đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. Do đó, cần làm cho mọi cán bộ, đảng viên, nhất là các nhà khoa học trong các viện nghiên cứu, trong các học viện, nhà trường, các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí, nắm vững bản chất cuộc ĐTLL là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong điều kiện mới. Đó là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài; kiên quyết khắc phục tình trạng thụ động, chủ quan, lơ là mất cảnh giác. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức tự giác về nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của mỗi người. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng các cấp phải đề ra được các chủ trương, biện pháp sát với đặc điểm, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong từng thời kỳ; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mọi cán bộ, đảng viên, của mọi cấp, mọi ngành; thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động, tạo ra được nhiều cách làm hay, hiệu quả; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, rút kinh nghiệm kịp thời khắc phục những khâu yếu, mặt yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp đấu tranh trên mặt trận lý luận. 
Hai là, chủ động nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chủ động định hướng nội dung tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái trên lĩnh vực lý luận.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, lực lượng. Đặc biệt coi trọng việc nắm chắc âm mưu, thủ đoạn chống phá Cương lĩnh chính trị, đường lối chính trị, quân sự của Đảng, nhân sự các kỳ Đại hội Đảng và các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở đó, kịp thời cung cấp thông tin định hướng về những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch để chủ động tiến công, phản bác các luận điệu sai trái trên mặt trận lý luận.  
Cần chỉ đạo tiến hành công tác tuyên truyền, tạo dư luận đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch một cách có kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm; gắn chặt tính kế hoạch về nội dung đấu tranh với tính thời sự khi có vụ việc xảy ra cần đấu tranh. Hoạt động đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực lý luận cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, trên tất cả các nội dung về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; gắn chặt giữa “xây” và “chống” trong các hoạt động tuyên truyền.
Ba là, tăng cường phối hợp chặt chẽ các lực lượng chức năng với các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở, tạo thành sức mạnh tổng hợp trên mặt trận ĐTLL.
Cần phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng làm công tác tư tưởng - lý luận với các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở. Việc phối hợp đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận cần được cụ thể hóa thành các quy chế, chương trình, kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ quan làm công tác tư tưởng, lý luận các cấp, Đồng thời, chú trọng phối hợp tổ chức các hoạt động tư tưởng - lý luận trong thực tiễn, như: tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học theo các chuyên đề ĐTLL.


Nhận xét