(Ảnh minh họa)
Bất chấp sự bác bỏ, phản đối của các nước, phải đối diện rất nhiều ý kiến phê phán của chính giới và báo chí, nhưng đến nay, AI vẫn chưa từ bỏ hành vi sai trái, thiếu thiện chí và mục đích đen tối này.
Là tổ chức phi chính phủ (NGO) do luật sư người Anh là P.Benenson (P.Ben-nơ-sân) thành lập năm 1961, AI không giấu giếm tham vọng khi xác định mục tiêu hoạt động như: giải phóng mọi tù nhân lương tâm; bảo đảm các phiên tòa diễn ra công khai và công bằng; giúp đỡ những người tìm chỗ nương náu chính trị; hợp tác với các tổ chức cùng mục đích nhằm chấm dứt vi phạm nhân quyền…
Để thỏa mãn tham vọng, AI vươn cánh tay tới hầu hết các quốc gia trên thế giới. Và trong quá trình đó, “tù nhân lương tâm” là yếu tố thường xuyên được sử dụng làm khái niệm công cụ để bao biện, bảo vệ một số người vi phạm luật pháp ở các quốc gia.
Theo trả lời phỏng vấn trên RFA ngày 12/3/2019 của Nguyễn Trường Sơn - được giới thiệu “hiện là người làm chiến dịch cho AI ở Cam-pu-chia, Việt Nam”, thì “thuật ngữ tù nhân lương tâm được tạo ra từ chính tổ chức AI”, bởi “Trước khi thuật ngữ tù nhân lương tâm được sử dụng thì trước đây người ta thường sử dụng thuật ngữ tù nhân chính trị. Tuy nhiên AI nhận thấy có rất nhiều người, người ta không hề hoạt động chính trị, mà chỉ đơn thuần thực hiện các quyền con người cơ bản của mình, hoặc các quyền công dân của mình, vì thế mà họ phải chịu cảnh tù đày, bắt bớ, đàn áp. Những người như vậy nếu xét theo tiêu chuẩn của một tù nhân chính trị thì không phải, cho nên AI đã nghĩ ra một khái niệm mới, đó là tù nhân lương tâm”.
“Nghĩ ra một khái niệm mới” rồi yêu cầu các quốc gia phải tuân theo, cũng như bằng nội hàm của “khái niệm mới” này có thể thấy dường như qua đó AI muốn xóa nhòa ranh giới giữa hành vi phạm tội phải xử lý theo pháp luật tại các quốc gia với quan điểm quy chuẩn riêng, theo cách nghĩ, đánh giá của mình. Chưa kể, bằng việc “nghĩ ra” và sử dụng một khái niệm rất mơ hồ, phải chăng AI đã tìm thấy phương cách hữu hiệu để dễ bề biện hộ cho hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia không chịu nằm trong sự chi phối của những thế lực đã và đang dung túng các hoạt động của AI.
Dù bản chất hành động của những người được AI bảo vệ còn là vấn đề gây tranh cãi, nhưng cần phải thấy rằng, trong nhiều văn bản luật quốc tế cũng như văn bản pháp luật của các quốc gia, không hề có mặt “khái niệm mới” do AI chế tạo. Có thể nói, với tham vọng “một mình một đường”, dường như AI muốn áp đặt “luật chơi riêng” của mình lên cả thế giới. Với cách hành xử áp đặt như vậy, AI đã tự cấp cho mình “quyền” đứng trên luật pháp của các quốc gia; bởi trên thế giới ngày nay, theo nguyên tắc pháp quyền, các quốc gia có chủ quyền, có hệ thống pháp luật riêng thì mọi tổ chức, cá nhân đều phải chịu trách nhiệm tuân thủ và chấp hành trước pháp luật, bất luận đó là ai, tổ chức nào.
Các năm qua, vì bất bình trước lối hành xử bất chấp pháp luật của AI, rất nhiều quốc gia, tổ chức đã lên tiếng phản đối các cáo buộc thiếu căn cứ, phiến diện, cũng như không chấp nhận việc AI đã phớt lờ các mối đe dọa đến an ninh quốc gia từ những tổ chức, cá nhân vẫn được AI bao bọc trong tấm áo mỹ miều được gọi là “tù nhân lương tâm”.
Các năm qua, vì bất bình trước lối hành xử bất chấp pháp luật của AI, rất nhiều quốc gia, tổ chức đã lên tiếng phản đối các cáo buộc thiếu căn cứ, phiến diện, cũng như không chấp nhận việc AI đã phớt lờ các mối đe dọa đến an ninh quốc gia từ những tổ chức, cá nhân vẫn được AI bao bọc trong tấm áo mỹ miều được gọi là “tù nhân lương tâm”.
Tiêu biểu như ngày 24/2/2016, Bộ Ngoại giao Thái Lan phủ nhận “Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới 2015-2016” của AI, coi đây là một báo cáo “không cân bằng”, “không xét đến bối cảnh đặc biệt” của tình hình nước này, đồng thời khẳng định báo cáo đã “phớt lờ các thách thức dai dẳng mà Thái Lan đang đối mặt, đó là nhu cầu cần phải có sự cân bằng giữa quyền tự do tụ tập và tự do bày tỏ quan điểm trong khi phải ngăn chặn các xung đột chính trị tái diễn...; không phản ánh các tiến triển tích cực xuất phát từ nỗ lực thực sự của Chính phủ Thái Lan để cải thiện nhân quyền”.
Hay năm 2017, Chính phủ Syria cũng đã bác bỏ chiến dịch của AI cáo buộc quốc gia này đã tra tấn, sát hại 13.000 người trong một nhà tù, đồng thời khẳng định những cáo buộc của AI là muốn làm tổn hại danh tiếng của Syria trên thế giới. Đồng thời hàng loạt quốc gia khác như Nga, Cộng hòa Dân chủ Công-gô, Trung Quốc,... cũng đã từng lên tiếng phê phán AI thiên vị và thân phương Tây.
Phớt lờ thành tựu của nhiều quốc gia trong vấn đề nhân quyền, tự cấp cho mình quyền phê phán, lên án các quốc gia về nhân quyền nhưng bản thân AI trên thực tế lại không hề là địa chỉ tin cậy trong hoạt động bảo vệ nhân quyền ngay từ chính nội bộ của họ. Các bất ổn trong nội bộ AI là thực tế mà tổ chức này đang phải đối mặt, với nhiều cáo buộc nghiêm trọng.
Phớt lờ thành tựu của nhiều quốc gia trong vấn đề nhân quyền, tự cấp cho mình quyền phê phán, lên án các quốc gia về nhân quyền nhưng bản thân AI trên thực tế lại không hề là địa chỉ tin cậy trong hoạt động bảo vệ nhân quyền ngay từ chính nội bộ của họ. Các bất ổn trong nội bộ AI là thực tế mà tổ chức này đang phải đối mặt, với nhiều cáo buộc nghiêm trọng.
Năm 2002, cuộc trò chuyện giữa nhà báo D. Bernstein (D. Bơn-tên) với luật sư F.Boyle (F.Boi-lơ), một cựu thành viên ủy ban điều hành AI ở Mỹ, đăng trên globalpolicy.org ngày 13/6/2002 với tiêu đề “Được ân xá quốc tế?” đã phơi bày thực trạng đáng xấu hổ trong bộ máy của AI. Theo luật sư F.Boyle thì: “AI chủ yếu được thúc đẩy không phải vì quyền con người mà bởi sự công khai. Thứ hai đến tiền. Thứ ba đến nhận được nhiều thành viên hơn. Thứ tư, trận chiến “sân cỏ nội bộ”. Và cuối cùng mới là quyền con người”. F. Boyle cũng thẳng thắn chỉ ra rằng dù vậy, AI lại hết sức kiêu ngạo: “Chúng tôi là tổ chức Ân xá quốc tế. Chúng tôi là tổ chức nhân quyền lớn nhất và quyền lực nhất thế giới. Chúng tôi đã giành Giải thưởng Nobel Hòa bình cho công việc của mình. Vì vậy, chúng tôi làm bất cứ điều gì chúng tôi muốn”!
Trước đó, tại Hội nghị hội đồng quốc tế của AI tổ chức tại Dakar (Đắc-ka, Sê-nê-gan) tháng 8/2001, chứng kiến việc AI mở rộng nhiệm vụ bao gồm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã được thông qua, một số thành viên AI đã bày tỏ lo ngại rằng “AI đang mất đi hình ảnh đặc trưng và mở rộng lĩnh vực hoạt động quá lớn. AI có thể biến thành một “cửa hàng tạp hóa nhân quyền” và mất uy tín”.
Trước đó, tại Hội nghị hội đồng quốc tế của AI tổ chức tại Dakar (Đắc-ka, Sê-nê-gan) tháng 8/2001, chứng kiến việc AI mở rộng nhiệm vụ bao gồm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã được thông qua, một số thành viên AI đã bày tỏ lo ngại rằng “AI đang mất đi hình ảnh đặc trưng và mở rộng lĩnh vực hoạt động quá lớn. AI có thể biến thành một “cửa hàng tạp hóa nhân quyền” và mất uy tín”.
Đáng chú ý mới đây, ngày 26/2/2019 tờ Tagesspiegel (Tấm gương hằng ngày) đã đăng bài “Môi trường làm việc độc hại - Tổ chức Ân xá quốc tế bị cáo buộc điều gì” cho biết: Ngày 31/1/2019, công ty tư vấn quốc tế KonTerra Group tại Washington (Oa-sinh-tơn) công bố một báo cáo về việc lạm dụng nội bộ tại AI. Ngay sau đó, ngày 28/2/2019, trên trang mạng epochtimes.de (tiếng Đức) xuất hiện bài viết đáng chú ý có tiêu đề “Lòng căm thù con người sâu sắc: Tổ chức Ân xá quốc tế bị chỉ trích sau các tiết lộ về bầu không khí làm việc”.
Bài viết có đoạn: “Trong khi tổ chức này giương cao biểu ngữ “nhân quyền”, cáo buộc các chính phủ trên thế giới có hành vi vô nhân đạo, thì người ta nói rằng, AI đã vận hành và dung túng cách tiếp cận thô lỗ đối với nhân viên của mình. Sự việc được phanh phui bởi báo cáo “Đánh giá phúc lợi của nhân viên” ngày 31/1/2019. Báo cáo cho biết, có một “môi trường làm việc độc hại” trong AI và không chỉ gần đây, mà đã qua nhiều năm và nhiều thập kỷ. “Bắt nạt, căng thẳng và liều lĩnh” được cho là cuộc sống hằng ngày trong AI. Khi có sự tái cấu trúc lớn tổ chức vào năm 2018, hai vụ tự tử đã xảy ra trong AI, ít nhất là vụ việc của G.Mootoo (G.Mô-tu), cộng tác viên 30 năm của AI, có thể liên quan trực tiếp đến các điều kiện nội bộ. G.Mootoo, người tự kết liễu đời mình vào ngày 25/5 tại văn phòng Paris (Pa-ri, Pháp), đã viết trong một lá thư từ biệt “áp lực công việc không chịu nổi”...
Trong vài thập kỷ qua, đã có sự chỉ trích ngày càng tăng đối với hoạt động của AI vì cáo buộc tổ chức này thiên vị, và trên hết là theo đuổi một sự mở rộng độc đoán, thúc đẩy ý thức hệ của khái niệm nhân quyền”.
Trong một diễn biến khác cũng liên quan đến sự việc trên, tháng 2/2019, nhóm quản lý của AI đã đề nghị từ chức sau khi một báo cáo độc lập tìm thấy cái gọi là “văn hóa độc hại” tại chính tổ chức này, biểu hiện bằng tình trạng chèn ép tại nơi làm việc, quấy rối, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc...
Trong một diễn biến khác cũng liên quan đến sự việc trên, tháng 2/2019, nhóm quản lý của AI đã đề nghị từ chức sau khi một báo cáo độc lập tìm thấy cái gọi là “văn hóa độc hại” tại chính tổ chức này, biểu hiện bằng tình trạng chèn ép tại nơi làm việc, quấy rối, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc...
Báo cáo cũng cho biết những nỗ lực của AI để giải quyết các vấn đề của mình là “không liên quan, không phản ứng, không nhất quán”. Nhiều nhân viên đã mô tả đội ngũ lãnh đạo cấp cao của AI là không làm việc, bất tài và nhẫn tâm. Trong số người ký thư đề nghị từ chức đáng chú ý có: giám đốc nghiên cứu cao cấp, văn phòng tổng thư ký, nhóm gây quỹ toàn cầu, các thành viên phụ trách mảng luật pháp, chính sách, chiến dịch truyền thông...
Tổng Thư ký AI K.Naidoo (K.Nêi-đô) phải thừa nhận rằng ông có thể không chấp nhận tất cả các đề nghị từ chức, ưu tiên của ông là xây dựng lại niềm tin ở AI mới là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Đây không phải là vấn đề gì mới với AI. Vì trước đó, AI đã từng lâm vào một khủng hoảng chưa từng có. Cụ thể cuối năm 2012, các điều kiện làm việc tồi tệ đã dẫn đến các cuộc đình công ngay tại văn phòng của AI ở London và khu vực Vương quốc Anh. Các báo cáo nội bộ của AI buộc phải thừa nhận ở một số khu vực, nhất là ở Mỹ, tổ chức này đã mất ảnh hưởng cùng với một số lượng thành viên đáng kể. Một nghiên cứu của NGO Monitor chỉ ra cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ một số vấn đề cơ cấu, gồm khuynh hướng tư tưởng hậu thực dân nhất quán, thiếu uy tín trong các báo cáo nghiên cứu, không nhất quán về đạo đức, bất ổn tài chính và tham nhũng, không hành động một cách minh bạch giữa văn phòng Luân Đôn với các bộ phận quốc gia quan trọng (đặc biệt là ở Mỹ)... Đáng nói, dù đã được chỉ ra, những bất ổn đã không hề được AI giải quyết.
Từ hiện trạng kể trên, có thể thấy rõ rằng, hoạt động của AI không thực tâm hướng tới nhân quyền. Về thực chất, nhân quyền chỉ là bình phong, là nhãn hiệu AI tự gắn lên mình và dựa vào đó để đưa ra các cáo buộc tùy tiện, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia nhằm thực hiện mục đích riêng của mình. Sự tùy tiện ấy thể hiện rõ ngay từ chính nội bộ của AI, mà hệ lụy là AI vi phạm nhân quyền ngay cả với thành viên của mình.
Từ hiện trạng kể trên, có thể thấy rõ rằng, hoạt động của AI không thực tâm hướng tới nhân quyền. Về thực chất, nhân quyền chỉ là bình phong, là nhãn hiệu AI tự gắn lên mình và dựa vào đó để đưa ra các cáo buộc tùy tiện, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia nhằm thực hiện mục đích riêng của mình. Sự tùy tiện ấy thể hiện rõ ngay từ chính nội bộ của AI, mà hệ lụy là AI vi phạm nhân quyền ngay cả với thành viên của mình.
Bởi vậy, nếu thực sự hoạt động vì nhân quyền, lớn tiếng phán xét người khác, trước hết AI nên tự xem xét ngay từ chính tổ chức của mình để chấn chỉnh cả về quan niệm, mục đích... lẫn công việc nội bộ.
(Còn nữa)
(Còn nữa)
Nhận xét
Đăng nhận xét