NỀN TẢNG CHỦ NGHĨA MÁC - TẦM VÓC VĨ ĐẠI CỦA SỰ LỰA CHỌN LỊCH SỬ

Ngày nay cũng như hàng trăm năm trước đây, trên thế giới – lịch sử xã hội loài người có nhiều học thuyết, nhiều chủ nghĩa. Song chủ nghĩa Mác – Lênin là chân chính nhất, cách mạng nhất và khoa học nhất.
Sau cách mạng Tháng Mười Nga, nhân loại bắt đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Hội nghị 61 nước và các Đảng cộng sản đã khẳng định: thời đại ngày nay là thời kỳ quá độ loài người từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thực tế những thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là không ai phủ nhận. Cùng với những bước quanh co của lịch sử là một xu hướng tất yếu tiến lên của lịch sử nhân loại. Nền tảng tư tưởng cho thực tiễn đó là chủ nghĩa Mác, C.Mác là người đặt nền móng cho học thuyết vĩ đại đó. 
Theo sự bình chọn của các tổ chức quốc tế thì Mác là nhà tư tưởng của nhân loại, là nhà tư tưởng của thiên liên kỷ. Sự đánh giá và xếp vị trí của Mác thường đứng ở vị trí số 1 hay số 2 ở tất các lần bình chọn. Mác là một thiên tài không ai phủ nhận, Mác – Ăngghen có hàng vạn tác phẩm, học thuyết Mác có giá trị nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Chỉ tính riêng Bộ Tư bản, khi thế giới lâm vào khủng khoảng, người ta đã tìm đến để có lời giải đáp về nguyên nhân, phương hướng và giải pháp cho sự phát triển; trong đó ở một số nước tư bản phát triển, sự xuất bản Bộ tư bản đã không đáp ứng nhu cầu tìm đọc của độc giả.
Mác có những phát kiến vĩ đại nhất không ai có thể phủ nhận. Cả những người không theo con đường, lý tưởng của Mác cũng phải thừa nhận những phát kiến vĩ đại của Mác.
Lịch sử xã hội loài người tiến lên chủ nghĩa xã hội đã chứng minh Mác đúng. Ngày nay, có hàng tỷ người theo xu hướng chủ nghĩa xã hội. Ở đâu, quốc gia nào, lĩnh vực gì mà vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác thì ở đó thành công; ở đâu, quốc gia nào, lĩnh vực nào mà vận dụng không sáng tạo chủ nghĩa Mác thì ở đó thất bại. Thậm chí ở cả một số nước không theo con đường chủ nghĩa xã hội, người ta vẫn thừa nhận chủ nghĩa Mác bởi sức hấp dẫn của chế độ xã hội hiện thực và nền tảng tư tưởng dẫn đường cho nó.
Bàn về chủ nghĩa tư bản, với bản chất của chế độ tư bản, chế độ tư hữu sẽ không bao giờ có sự bình đẳng, mà luôn có sự phân hóa, tập trung quyền lực và của cải vào trong tay một nhóm người bộ phận người, hay vào một quốc gia dân tộc. Theo đó, còn chủ nghĩa tư bản, còn nguy cơ của chiến tranh – đó là do chính từ bản chất, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân tư hữu về kinh tế quy định. Chiến tranh sẽ dẫn tới sự tàn phá, chết chóc, thậm chí dẫn tới hủy diệt loài người, như vậy trái với nguyên lý của sự phát triển và bản chất người.
Thực tế, rất nhiều các quốc gia, dân tộc luôn và đang cận kề bên nguy cơ của khủng bố và chiến tranh. Nhiều các quốc giai dân tộc khác dù không có chiến tranh, song không có hạnh phúc trọn vẹn khi các quốc gia dân tộc khác bị hủy diệt, bị tàn phá của bom đạn.
Ngày nay, các nước tư bản không ngừng có sự điều chỉnh, thích nghi, song cũng tất yếu sẽ đến tới hạn từng mặt và tới hạn toàn bộ. Và đương nhiên, với bản chất chế độ xã hội tư bản, sẽ không bao giờ khắc phục được sự khủng hoảng kinh tế xã hội và dẫn tới sự khủng hoảng toàn diện các mặt của đời sống xã hội.
Sự tồn tại, phát triển của loài người đối lập với bệnh dịch trà lan, môi trường bị hủy diệt sẽ không thuộc phạm vi riêng lẻ của nước nào. Tuy nhiên, bản chất của chủ nghĩa tư bản sẽ không bao giờ có được sự chung lưng, đấu cận một cách toàn diện, toàn thể để chống lại bệnh dịch và sự hủy diệt môi trường.
Với một số dẫn chứng sơ lược trên cũng nói lên được những điều căn bản về giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác; nền tảng chủ nghĩa mác - tầm vóc vĩ đại của sự lựa chọn lịch sử.
 Hùng Phương

          


Nhận xét