MỸ ĐƯỢC LỢI TRONG XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE

 Cương Trực

Đã qua đi hơn một tháng kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bắt đầu. Nhiều người đã tự hỏi, ai sẽ được lợi trong cuộc xung đột này. Hậu kỳ thì chưa rõ nhưng trước mắt có thể thấy rõ một số điều như sau.

Trước hết, xét từ nhiều phương diện, dù xung đột Nga-Ukraine có leo thang nữa hay không thì Mỹ vẫn có thể “ngư ông đắc lợi”. Mỹ với chiêu bài kích động xung đột leo thang, một mặt liên tục tố cáo Nga xâm lược Ukraine, một mặt kích động các bên liên quan tuyên chiến với Nga thông qua hàng loạt động thái như: Sẵn sàng hậu thuẫn cho chính quyền Ukraine và các nước Đông Âu bằng cách viện trợ vũ khí và điều binh lính tới khu vực. Cùng với đó, các phương tiện truyền thông của Mỹ và phương Tây cũng không quên liên tục đẩy mạnh tuyên truyền âm mưu xâm lược Ukraine của Nga, các vụ thảm sát, các cuộc tiến công vào khu dân thường… dù các nguồn tin đều chỉ dẫn lời quan chức Mỹ mà không đưa ra được bất cứ bằng chứng cụ thể nào.

Sau này, trong trường hợp các biện pháp ngoại giao có thể hạ nhiệt căng thẳng, Mỹ sẽ tạo dựng được uy tín với vai trò hòa giải xung đột. Thậm chí, không loại trừ khả năng Mỹ có thể thỏa thuận các biện pháp hạ nhiệt với Nga, lùi một bước để Nga giữ yên được khu vực biên giới với Ukraine. Đổi lại, Nga có thể nhượng bộ Mỹ trong giải quyết các vấn đề quốc tế khác, nhất là vấn đề liên quan đến “chảo lửa” Palestine-Israel ở Trung Đông. Israel là đồng minh lâu năm của Mỹ và một thực tế không thể phủ nhận là giới tài phiệt và chính trị gia Mỹ gốc Do Thái-ở mức độ nào đó-có vai trò lớn trên chính trường Mỹ. Hỗ trợ đồng minh Israel trong cuộc xung đột ở Trung Đông chính là một cơ hội mà Tổng thống Joe Biden cũng như Đảng Dân chủ cầm quyền cần tận dụng để giành lấy lá phiếu của cử tri Mỹ gốc Do Thái trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới. 

Hiện nay, Nga đang phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt khốc liệt hơn từ Mỹ và các nước phương Tây, hòng làm cho sức mạnh kinh tế và quân sự của Nga suy giảm. Mỹ rảnh tay để đối phó với một thế lực lớn mạnh đang đe dọa soán ngôi “bá chủ” của Mỹ đó là Trung Quốc. Đối với Mỹ, bất kể cuộc xung đột vũ trang nào cũng là cơ hội cho “tay phe vũ khí thượng thặng” này kiếm chác khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến. Mỹ đã có kinh nghiệm trong hai cuộc chiến tranh thế giới và nếu xảy ra ở Ukraine thì cũng là điều bình thường.

Xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá dầu tăng vọt, giúp các doanh nhân kinh doanh khí đốt và đá phiến của Mỹ kiếm bộn tiền. Đáng chú ý, trong số đó, một tỷ phú Mỹ lần đầu lọt vào danh sách 500 người giàu nhất thế giới. Theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, các tỷ phú trong ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ hiện nắm giữ tổng tài sản tới 239 tỷ USD, tăng gần 10% kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2. Giá dầu tăng vọt do lo ngại về những lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào Nga. Điều này khiến các doanh nhân trong ngành dầu khí hưởng lợi lớn.

Như vậy, cần thấy rõ ai được lợi sau trong và sau xung đột Nga và Ukraine thì mới đi đến được kết luận về bản chất vấn đề. Không nên có cái nhìn thiển cận từ một vài nguồn tin của Mỹ và phương Tây. “Vừa ăn cướp, vừa la làng” là thủ đoạn người Mỹ rất giỏi.

Nhận xét