ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

                                                                                                                                                               HP

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm giữ vững quốc gia độc lập là pho sử vàng truyền thống giữ nước của ông cha ta. Truyền thống đó là ngọn nguồn sức mạnh cho đường lối chiến tranh dân dân bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chiến lược quân sự thiên tài, Người đã hoạch định đường lối chiến tranh nhân dân độc đáo ở Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đường lối chiến tranh nhân dân đã thể hiện qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc do nhân dân Việt Nam tiến hành trong lịch sử Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) và 20 năm kháng chiến chống Đế quốc Mỹ (1954-1975) giải phóng Miền Nam hoàn toàn  thống nhất đất nước. Chiến tranh nhân dân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đúc kết thành lý luận, thành chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật đặc sắc của vị tướng lĩnh Tài Ba. Đã kế thừa di sản truyền thống đánh giặc quý báu của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi…. Đã khơi dậy và phát huy trong thời đại mới.

Đường lối chiến tranh nhân dân được thể hiện trên các vấn đề cụ thể sau:

Đường lối chiến tranh nhân dân là quan điểm sáng tạo trên nền tảng lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đường lối của Đại tướng mang tính cách mạng, khoa học trên nền tảng cách mạng và khoa học cao nhất. Trong đó có luận điểm, chiến tranh là kế tục của chính trị theo một biện pháp khác khác, biện pháp bạo lực. Chính trị thể hiện bằng đường lối, quan điểm, tư tưởng mang tích cách mạng, khoa học sẽ định hướng biện pháp đúng đắn và thu hút được lực lượng cách mạng; lôi cuốn, thu hút,vận động được quần chúng cách mạng đấu tranh cho quan điểm chính trị tiến bộ, cách mạng. Hay thực chất nó mang tính nhân dân, “sự nghiệp cách mạng là của quần chúng”.

Chiến tranh nhân dân mang tính toàn dân, toàn diện; mang tính chỉnh thể về đường lối, chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, gắn chặt với đường lối quân sự, đáp ứng yêu cầu, mục đích chính trị trước mắt và lâu dài. Đó là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn chính trị, quân sự: “Chiến lược chiến tranh của chúng tôi không phải chỉ liên quan đến những công việc thuần túy quân sự, chiến tranh phải là một chiến lược tổng thể kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Mục đích chính trị là căn bản. Quân đội không phải chỉ có nhiệm vụ chiến đấu, mà phải tuyên truyền, giáo dục dân chúng. Như vậy, mọi người đều là lính. Tất cả mỗi làng, mỗi quận (huyện) là một pháo đài và cả nước chúng tôi là một chiến trường rộng lớn. Chúng tôi tập trung lực lượng ở vùng này hay vùng khác tùy thuộc vào điều kiện chính trị chiếm ưu thế từng thời kỳ trong từng giai đoạn. Điều này là một nguyên tắc chiến lược rất quan trọng để tiến hành chiến tranh toàn dân…”.

Xây dựng quân đội cách mạng của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

Xây dựng các lực lượng vũ trang phải có các tổ chức Đảng lãnh đạo thật vững mạnh, trong sạch, đảng viên tiên phong, gương mẫu. Quân đội có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu cao, tinh thông kỹ chiến thuật quân sự, có khả năng tác chiến đạt hiệu suất cao. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ có lòng yêu nước nồng nàn, trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng cao đẹp, kiên trung bất khuất trước kẻ thù, lạc quan, tin tưởng  vào thắng lợi; nội bộ dân chủ, đoàn kết, kỷ luật, yêu thương,  gắn bó với nhau như anh em một nhà. Quân đội nhân dân, không chỉ có nhiệm vụ chiến đấu, mà phải tuyên truyền, giáo dục nhân dân, yêu thương, giúp đỡ đoàn kết quân dân như cá với nước, “vì nhân dân quên mình” luôn được thấm sâu đến từng cán bộ, chiến sĩ. Quân đội luôn làm tốt công tác dân vận, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và là cơ sở , nền tảng cho Quân đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã được Đại tướng tiếp thu sáng tạo và vận dụng sâu sắc. Đó là, cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện; trường kỳ kháng chiến với tự lực cánh sinh là chính, viện trợ bên ngoài là quan trọng. Xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân: dân quân du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, lấy bộ đội chủ lực làm nòng cốt, tiến hành chiến tranh du kích kết hợp chiến tranh chính quy với quy mô thích hợp trong từng giai đoạn, toàn dân đánh giặc với nhiều hình thức linh hoạt, lấy yếu địch mạnh, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng tinh thắng số lượng đông, tập trung và phân tán lực lượng linh hoạt, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, giữ nghiêm kỷ luật và tuyệt đối bí mật, đánh chắc thắng; giành thắng lợi từng phần tiến lên giành thắng lợi toàn bộ…

Đường lối chiến tranh đúng đắn là nhân tố tiên quyết định của cuộc chiến. Tinh thần của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã tiến hành đường lối chiến tranh nhân dân một cách hết sức sáng tạo, sinh động và đầy hiệu quả. Trên thực tế, với đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam, trong đó có tinh thần của Đại Tướng đã góp phần to lớn quyết định đánh thắng những tên đế quốc sừng sỏ nhất; đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược ra khỏi bờ cõi, kết thúc bằng Chiến dịch Điện biên phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”; đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Và theo đó, tinh thần này đã được hiện thực hóa, phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cho sự nghiệp đổi mới giàng thắng lợi.

Trước những yêu cầu mới của tình hình, sự diễn biến rất phức tạp của Đại dịch Covid đang đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của toàn thể nhân dân cùng với Đảng, Nhà nước đánh thắng kẻ thù nguy hiểm. Với truyền thống và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời đại mới chúng ta hoàn toàn có niềm tin sự chung tay thắng kẻ thù../

Nhận xét