SỰ MÂU THUẪN, PHẢN KHOA HỌC CỦA GS NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

 

hp

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (TBT) có viết về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đăng ở các số báo ngày 17/5/2021. Có thể gọi là bài báo, một đề tài, một công trình về một hệ thống các quan điểm khoa học của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Với tính chất và giá trị đặc biệt của công trình đã tác động to lớn, tạo động lực cho sự nghiệp cách mạng; đồng thời cũng tác động không nhỏ tới những người đang cố tình đi ngược dòng lịch sử hào hùng vẻ vang của dân tộc, đi ngược lại sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta.

Ai cũng biết rằng, một bài báo hoa học nó sẽ có sự cống hiến ý mới và nhiều hay ít của tinh thần mới là tùy thuộc từng bài báo. Thậm chí có bài báo chỉ một vài từ cũng trân trọng và đáng quý. Trong khi đó bài viết của TBT, trên thực tế nó có giá trị rất đặc biệt, là lý luận cơ bản trong hệ thống lý luận macxit về chủ nghĩa xã hội, con đường của chủ nghĩa xã hội, vấn đề quá độ bỏ qua ở Việt Nam; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; dân chủ xã hội chủ nghĩa; vấn đề con người, vấn đề nhân dân…. Hệ thống lý luận có nhiều điểm mới, là sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác Lênin vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam; vạch hướng đi cho con đường cách mạng Việt Nam. TBT viết: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”.

Với những thành công to lớn của sự nghiệp đổi mới là minh chứng hùng hồn trước bất cứ chủ thể xã hội nào của Việt Nam và quốc tế về tinh thần khoa học và cách mạng trong tư tưởng của Đảng ta và bài viết của TBT. Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam được công bố ngày 30/7/2020 khẳng định, kinh tế nước ta dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 nhưng vẫn chịu đựng tốt và sẽ phục hồi. Đồng thời tin tưởng rằng, Việt Nam tiếp tục là một trong những nền kinh tế sôi động nhất trên thế giới và dự báo sẽ là một trong quốc gia có tăng trưởng đứng thứ hạng tốt nhất thế giới trong năm 2021. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) khen ngợi Việt Nam như một điển hình ở châu Á trong tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính minh bạch, cũng như tăng chất lượng sống của người dân. Bà Gloria Steele, Phó Giám đốc khu vực châu Á của USAID, cho rằng: “Việt Nam hiện là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất nhìn từ góc độ kinh tế trong khu vực châu Á. Trong bảng xếp hạng khu vực, Việt Nam có mức gia tăng cao nhất về chỉ số năng lực cạnh tranh theo tiêu chí của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)”.

Sự chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam trong 35 năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thế giới ngày càng biết đến Việt Nam như một quốc gia có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, người dân Việt Nam mến khách, cần cù, sáng tạo sáng tạo trong lao động, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh. Xuất phát từ cơ sở sức mạnh cứng, sức mạnh mềm, hình ảnh và bản sắc, nhiều nhà nghiên cứu gần đây gọi Việt Nam là “nền kinh tế mới nổi”, “con rồng của châu Á” và là “cường quốc tầm trung mới nổi”.

Đại hội XIII của Đảng (2021) đánh giá: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn mà những người đối lập với quan điểm của Đảng ta, trong đó có GS NĐC không thể phủ nhận vị trí, giá trị rất đặc biệt và tầm vóc lớn lao của nó. GS NĐC đã thừa nhận rằng “đây là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp”. Cho nên, cùng với trước đó không thể không thừa nhận, thì sau đó GS NĐC có cố gắng đưa ra nhiều quan điểm, lý lẽ nhằm phủ nhận công trình của TBT, phủ định thành tựu mà đảng, nhân dân ta đã đạt được sẽ là điều không thể.

Hệ thống nguồn trích dẫn, chỗ dựa cho bài ông GS NĐC cũng mang tính chủ quan, từ các tài liệu và các quan điểm của những thành phần có những nội dung không tin cậy, tiêu cực, bất mãn xã hội. GS NĐC dẫn chứng rằng “ Báo lề Dân cũng khá kịp thời đăng một số bài phản biện. Chỉ trong vài ba ngày từ 18 tháng 5 đã có các bài của Phạm Trần, Lưu Trọng Văn, Đào Tiến Thi, Âu Dương Thệ, Nguyễn Mạnh Hùng, Tô Văn Trường. Nguyễn Tô Hiệu, Hoàng Dũng, Nguyễn Ngọc Chu, Hải Triều. Đài RFA và BBC cũng đã có vài bài bình luận. Ngoài ra một số trí thức quan tâm thời cuộc cũng có những trao đổi liên quan đến BV như Nguyễn Khắc Mai, Mạc Văn Trang, Nguyễn Ngọc Lanh, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trung, Phạm Xuân Đại”. Thử hỏi những gương mặt mà GS NĐC đưa ra họ sẽ nói theo quan điểm gì ?

Dù chưa đọc trực tiếp những quan điểm của “những nhà khoa học” trên thì ai cũng có thể suy luận được cách nói của các vị. Nhiều vị, sẽ dùng những thủ thuật ngụy biện, chiết trung, đánh tráo khái niệm để đi tới những nhận định theo ý đồ chủ quan. Đương nhiên là những nhận định phản động, phản khoa học vì nó đi ngược lại quan điểm nguyện vọng chân chính, khoa học của quảng đại quần chúng nhân dân mà TBT đã thể hiện trong bài viết của mình./.

 

Nhận xét