ĐỂ CHỐNG DỊCH HIỆU QUẢ TRƯỚC TIÊN CẦN CÓ SỰ ĐỒNG LÒNG

 

Gió biển

            Ngày 18/7/2021 trên baotiengdan.com đã đăng tải bài viết của Trần Phi Tuấn với tựa đề “Nghịch lý chống giặc”. Trong bài viết đã đề cập đến rất nhiều vấn đề song tựu chung lại bài viết đã thể hiện thái độ hằn học, bất mãn, kích động, không đồng tình với chủ trương của UBND Thành phố Hồ Chí Minh tạm dừng hoạt động 3 chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) để phòng dịch Covid-19. Với những lý lẽ đưa ra trong bài viết và qua đó Tuấn đưa ra những kết luận mang tính chất võ đoán, hàm hồ như: “Đóng chợ đã là điều sai lầm. Đóng luôn quán ăn, vốn dĩ có thể chia lửa cho bao nhiêu gia đình, tại là quyết định khó hiểu”, “Tiểu thương rành sáu câu về bán chợ, vỉa hè, lề đường thì bị cấm…, còn mấy anh máy lạnh bày rau củ quả ra vỉa hè bán thì lại được phong anh hùng giải cứu”, “đụng đâu cũng thấy rối, đổ chỗ này, xô chỗ kia”…

Thiết nghĩ, trước những diễn biến phức tạp dịch bệnh covid-19 với biến thể mới tốc độ lây lan nhanh hơn, việc Thành phố Hồ Chí Minh cho dừng hoạt động của 3 chợ đầu mối là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì đây là nơi trung chuyển lượng hàng hóa vô cùng lớn. Chính điều này là một nguy cơ cao cho dịch bệnh dễ bùng phát. Còn việc dừng chợ đầu mối có ảnh hưởng đến sinh hoạt như những lời mà bài viết đề cập thì lại không phải như vậy. Để bảo đảm nguồn cung cấp chủ lực lương thực, thực phẩm thiết yếu hàng ngày cho người dân trên địa bàn thành phố, không để chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, gây thiếu hụt nguồn hàng, biến động giá cả… song song với việc siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trong giai đoạn cao điểm hiện nay, Sở Công thương đã tập trung kích hoạt các kịch bản, phương án tạo nguồn hàng thiết yếu, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa. Cụ thể, Sở Công Thương TP đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, Ban Quản lý các chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các thương nhân, nhân dân trên địa bàn chuyển sang các hình thức giao dịch khác, như tổ chức bán hàng qua điện thoại, trực tuyến, bán hàng theo đơn đặt hàng… và các hình thức phù hợp khác nhằm giảm tiếp xúc trực tiếp, bảo đảm các biện pháp an toàn trong hoạt động mua bán hàng hóa.

Về nguồn cung ứng hàng hóa cho thị trường, bên cạnh việc tổ chức duy trì nguồn cung ứng hàng hóa từ các tỉnh, TPHCM một cách an toàn, lưu thông thông suốt, Sở Công Thương tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, vận hành ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa gồm các kênh phân phối hiện đại và truyền thống. Trong đó, tăng cường năng lực cung ứng của các chợ truyền thống, hệ thống phân phối hiện đại Sở Công Thương TPHCM đang chủ trì, phối hợp các hệ thống phân phối lớn, các doanh nghiệp bình ổn thị trường chủ lực tổ chức các điểm bán hỗ trợ cho những địa bàn có các điểm bán phải tạm ngưng hoạt động. Ngoài ra, phối hợp với các hiệp hội ngành nghề tổ chức các chương trình phân phối hàng hóa đến tận tay người dân các vùng cách ly, vùng phong tỏa thông qua triển khai các Chương trình Siêu thị Mini 0 đồng, Chợ nghĩa tình. Sở Công Thương TPHCM cũng đã thống nhất với các sở, ngành tỉnh Tây Ninh về giải pháp bố trí vùng đệm trung chuyển để nối lại giao thương hàng hoá nông sản thực phẩm giữa Tây Ninh và TPHCM. Cụ thể, hàng hóa từ Tây Ninh đến TPHCM sẽ được tập kết tại một khu đất trống khoảng 1 ha gần cổng chào Suối Sâu, giáp ranh 2 huyện Củ Chi và Trảng Bàng, để thực hiện khử khuẩn hàng hóa và phương tiện; đồng thời đề xuất 3 phương án bố trí, trung chuyển hàng hóa.

Như vậy, với tinh thần chống dịch như chống giặc, không thể lơ là, chủ quan. Khi chưa có đủ vắc xin phòng COVID-19 để đạt miễn dịch cộng đồng cho nên phải kiềm chế dịch ở mức thấp nhất có thể. Điều này chỉ có thể đạt được khi nhận được sự đồng lòng của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, trong đó không loại trừ tác giả của bài viết.

 

Nhận xét