SỰ XUYÊN TẠC CỦA SONG CHI

 Với chiêu bài “đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền”, vừa qua trên Rfavietnam, Song Chi đăng bài “Cái gì cũng dân tự lo” nhằm xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lấy chuyện người dân chung tay đóng góp giúp đỡ đồng bào ở những vùng bị thiên tai, bão lũ với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”; một số địa phương, tổ chức phát động quyên góp mua vắc xin Covid-19 để rêu rao “Biết là VN còn nghèo, nhưng đúng là chỉ có ở quốc gia độc tài như VN, mới có chuyện nhà nước không những không lo cho dân mà còn ỷ lại vào dân”. Song Chi đã bóp méo, bôi đen, chụp mũ để xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn, cho là không quan tâm chăm lo cho dân.

Thực tế, Đảng, Nhà nước ta và các tổ chức đã có rất nhiều chương trình, hành động để lo cho dân. Ví dụ: Trong bão lũ năm 2020 công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai thường xuyên, liên tục, bất kể ngày đêm. Lực lượng cứu hộ đã bám địa bàn, có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm nhất, các đơn vị quân đội như: Quân khu 4, Quân khu 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 8.843 người, 200 phương tiện không quản nguy hiểm, hy sinh ứng cứu, khắc phục hậu quả mưa lũ di dời, sơ tán gần một triệu hộ dân đến nơi an toàn. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, cấp 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho 05 tỉnh miền Trung để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai.

Cuộc chiến chống dịch Covid-19: Chính phủ giao Bộ Y tế trong năm 2021 sẽ mua trên 100 triệu liều vắcxin để tiêm phòng cho toàn dân. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế khó khăn, nên ngân sách nhà nước có hạn (chính Song Chi cũng đã nói “Biết là VN còn nghèo”), Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giải pháp xã hội hóa nhập khẩu vắcxin, để người dân sớm tiếp cận được là chủ trương rất đúng đắn. Hiện nay, một số thành phố đã có kế hoạch mua vắcxin để tiêm phòng dịch Covid-19 cho người dân. Như vậy, với chủ trương này sẽ có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia tự nguyện, góp phần giảm áp lực cho hệ thống tiêm chủng phòng Covid-19 của hệ thống y tế nhà nước, tiết kiệm ngân sách và giúp toàn dân được tiêm phòng nhanh hơn.

Song Chi còn viện dẫn chuyện học phí của học sinh các cấp, việc khám chữa bệnh của người dân, việc hỗ trợ cho người lao động, cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19… để so sánh với các nước khác và cho rằng, Nhà nước ta không quan tâm đến an sinh xã hội, “Không ai đặt câu hỏi tại sao tôi đóng đủ loại thuế, phí mà không được hưởng gì cả”. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội rất quan tâm đến an sinh xã hộicoi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ví dụ: Thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, từ năm 2011 đến 2019 tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 11,76% xuống còn 3,75% năm 2019, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã mở rộng đến mọi người lao động, trở thành lưới an sinh xã hội quan trọng; gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID19, riêng tháng đầu năm 2020, bảo hiểm thất nghiệp đã chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp cho trên 500 nghìn lượt người; năm học 2017-2018 có hơn 520.000 học sinh được nhận gạo hỗ trợ và hơn 1.800 tỷ đồng tiền hỗ trợ ăn trưa cho các học sinh ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2012-2019, chi thực hiện an sinh xã hội là 1.100 nghìn tỷ đồng. Nếu tính cả chi cho an sinh xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng thì tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước bằng khoảng 3% GDP.

Năm 2013, Việt Nam đã lần đầu tiên trúng cử với số phiếu cao nhất trong số các nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016; trong 3 năm tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và đã để lại những dấu ấn rõ nét và ngày 22/2/2021 vừa qua, Việt Nam tiếp tục ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Việc tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho thấy, cộng đồng quốc tế đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam với nhiều tiến bộ đáng kể trong thúc đẩy quyền con người cả về chính sách và thực tiễn. Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP ở Việt Nam khẳng định: “Những kết quả mà Việt Nam đạt được trong phát triển con người gần đây là rất đáng tự hào. Điều ấn tượng là Việt Nam, một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, nhưng lại đạt kết quả cao cho xếp hạng chỉ số phát triển con người trên thế giới”.

Những con số trên cho thấy Song Chi đã hồ đồ khi đưa ra những nhận định, đánh giá về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Thực tiễn vấn đề nhân quyền ở Việt Nam như thế nào thì người dân Việt Nam là rõ nhất. Chúng ta phải hết sức cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc, phản động của Song Chi./.

Nhận xét