PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG “VIỆT NAM VI PHẠM TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO”

Gió biển

Một trong những chiêu bài của các thế lực thù địch hiện nay đó là lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Chúng đang lợi dụng các điểm nóng để tập hợp lực lượng, lôi kéo tín đồ, mở rộng địa bàn hoạt động, kích động những phần tử cực đoan để tuyên truyền, kích động cho rằng Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đó là luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Ở Việt Nam chưa bao giờ vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào tôn giáo và đồng bào lương giáo để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”. Ngày 14/6/1955, Điều 1 trong Sắc lệnh của Chính phủ cũng khẳng định: Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do đó. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Tiếp tục tinh thần đó, trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Cương lĩnh năm 2011 xác định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật”. Vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi vào Hiến pháp, đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 quy định:  Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về tôn giáo. Quốc hội ban hành Luật Tôn giáo đều quy định rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Đặc biệt, trên thực tế, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện giúp các tôn giáo hoạt động bình thường theo pháp luật. Tín đồ, chức sắc các tôn giáo nhìn chung đã thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết tôn giáo được củng cố, tăng cường. Các giá trị đạo đức tôn giáo tốt đẹp được tôn trọng, phát huy trong đời sống. Bảo đảm các tôn giáo hoạt động theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tinh thần đoàn kết lương giáo luôn được giữ vững và phát huy tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Nhận xét