NHẬN DIỆN QUAN ĐIỂM SAI TRAI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Hồng Hạc

Nhận diện rõ bản chất cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng xã hội, trước hết cần hiểu thuật ngữ “quan điểm sai trái” là gì?

 “Quan điểm sai trái” chỉ là cách nói chung nhất, nhưng thực chất nó bao hàm nhiều cấp độ như: “lệch lạc”, “sai lầm”, “sai trái”, “thù địch”. Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thức, nhận diện nó chủ yếu dưới hai cấp độ cơ bản: Quan điểm sai trái và quan điểm thù địch.

Quan điểm sai trái trước hết là bản thân nó đã chứa đựng những quan điểm sai lầm về thực tiễn và khoa học... Tính chất của sai trái của nó có thể do nguyên nhân hạn chế yếu kém về trình độ lý luận khoa học; do đó có nơi, có lúc, chủ thể của nó không hoàn toàn là những kẻ thù địch.

Quan điểm thù địch thì trước hết là bản thân nó đã chứa đựng những quan điểm sai trái và nó đối lập về lợi ích về lập trường giai cấp và chủ thể của nó thường là những kẻ đối lập về lập trường tư tưởng và đối lập về lợi ích giai cấp, quốc gia, dân tộc.

Do tính chất phức tạp và quyết liệt của đấu tranh giai cấp hiện đại, trên thực tiễn chính trị - xã hội Việt Nam, chúng ta thường sử dụng định ngữ kép là “sai trái, thù địch” để chỉ các quan điểm đối lập với lập trường, lợi ích của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam. Trong trường hợp này, thuật ngữ sai trái được sử dụng để nhấn mạnh tới phương diện phản khoa học, phi thực tiễn của loại quan điểm trên. Còn khi dùng thuật ngữ thù địch là để nhấn mạnh tới sự đối lập với lợi ích, lập trường giai cấp công nhân – dân tộc Việt Nam.

Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái trên mạng xã hội hiện nay là một phương thức đấu tranh tư tưởng, đấu tranh ý thức hệ trong điều kiện mới - các thế lực thù địch lợi dụng mạng công nghệ thông tin hiện đại mạng xã hội để truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá chế độ XHCN ở nước ta. Nội dung các quan điểm sai trái, thù địch có thể chia thành những nội dung sau

Thứ nhất, xuyên tạc, bài bác, phủ định học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác, cho rằng lý luận Mác-Lênin chỉ đúng cho thời kỳ tư bản công nghiệp (nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX), nay loài người đã qua giai đoạn văn minh công nghiệp, văn minh khoa học kỹ thuật số nên lý luận của C.Mác – Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu họ cho rằng đó là sự bất cập của học thuyết cho nên Việt Nam chủ trương xây dựng đất nước quá độ lên CNXH là đi vào ngõ cụt, không có tiền đồ. 

Thứ hai, xuyên tạc tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, thổi phồng những yếu kém, khuyết điểm, quy mọi yếu kém đều do Đảng lãnh đạo, do có một đảng; đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi thành lập các tổ chức xã hội và đảng phái chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam. 

 Thứ ba, xuyên tạc lịch sử, “hạ bệ thần tượng”, tập trung vào lãnh tụ Hồ Chí Minh; phủ nhận thắng lợi lịch sử của Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đánh Mỹ, thành tựu của công cuộc đổi mới.   

Thứ tư, xuyên tạc tình hình thực tế Việt Nam, chú trọng vào công tác phong chống tham nhũng; vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, cố tình dựng chuyện Việt Nam đàn áp tôn giáo, kỳ thị, phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số. 

Thứ năm, bằng mọi cách tác động vào nội bộ ta, nhằm làm cho nội bộ nghi ngờ lẫn nhau và Nhân dân giảm niềm tin vào Đảng. Cho Đảng kiên trì chế độ “tập trung dân chủ” thực chất là “tập trung quyền lực” sẽ dẫn đến triệt tiêu dân chủ…

Với âm mưu thâm độc và thủ đoạn tinh vi, thế lực phản động và thù địch ra sức khai thác tất cả các vấn đề bất cập của đời sống kinh tế - xã hội nước ta, trong đó đặc biệt chú ý đến những thông tin về đời sống chính trị, đây là những thông tin có ảnh hưởng rộng lớn, mạnh mẽ đến từng cá nhân trong xã hội. Một trong những thủ đoạn của thế lực phản động và thù địch là ra sức phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong khi đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), của Đảng, Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước và nhiều Văn kiện các Đại hội Đảng đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.

Chính vì vậy cần đặt hoạt động chống phá bằng phương thức truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội trong tổng thể các hoạt động “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng của các thế lực thù địch. Mạng xã hội được các thế lực thù địch triệt để sử dụng - là phương tiện hữu hiệu, thuận tiện cho việc truyền bá thông tin quan điểm sai trái, thù địch. Đó cũng là một hình thức mới của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại. Mục tiêu của các thế lực thù địch là thông qua phương tiện hữu hiệu mạng xã hội để truyền bá, phát tán và reo rắc rộng rãi thông tin sai trái, thù địch, nhằm phá hoại Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng chính trị; tác động phá hoại nội bộ, vào việc hoạch định chủ trương, chính sách nhằm làm cho cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cộng sản, mơ hồ lập trường giai cấp. Đồng thời tạo khuynh hướng dân chủ tư sản để phân hoá trong Đảng, phi chính trị hoá dần dần Nhà nước, quân đội, công an, các tổ chức chính trị - xã hội, từng bước “tự diễn biến”, “tự đổi màu”, “tự chuyển hóa”, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập… tự sụp đổ theo phương thức “dùng cộng sản lật đổ cộng sản”. Đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân cần nhận thức rõ bản chất, mục tiêu của các thế lực phản động để dung chính mạng xã hội để đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch - điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là cách tốt nhất để nâng cao tính tự giác, tính chủ động, phản ứng, đấu tranh kịp thời với các quan điểm sai trái phát tán trên mạng xã hội./.


Nhận xét