SỰ DUY Ý CHÍ CỦA ÔNG NGUYỄN ĐÌNH CỐNG VỀ CÔNG TÁC NHÂN SỰ

                                                                                                                                                                 HP

Duy ý chí là tư duy hoặc hành động theo ý chủ quan của mình, không tuân theo những quy luật khách quan. Duy ý chí thường được sử dụng để nhận xét, đánh giá những tư tưởng, những hành vi của người hoặc tổ chức hoạt động chỉ theo ý muốn cá nhân, mà không xét đến hoặc không chấp nhận những yếu tố chi phối từ phía những điều kiện, quy luật và khả năng khách quan. Xin được tiếp cận bằng phương pháp diễn dịch về lối “DUY Ý CHÍ CỦA ÔNG NGUYỄN ĐÌNH CỐNG VỀ CÔNG TÁC NHÂN SỰ”.

Với Nguyễn Đình Cống, nhìn về phía học hàm, học vị và lịch sử, quá khứ thì thật đáng nể trọng. Tuy nhiên, gần đây luôn có những nhận xét duy ý chí, thực sự có vấn đề về tình hình xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá. Trong đó, phải kể đến cách tư duy (có lẽ ông xuống cấp từ cách tư duy), Ông luôn nghi vấn những cái ẩn dấu khó có thể nhận thức được, “không thể nào tìm được sự thật ẩn giấu”. Ông không thừa nhận những kết quả tốt đẹp đang hiện hữu trong công tác nhân sự, công tác cán bộ của Đại hội các cấp. Lối tư duy này là lối tư duy theo kiểu của Đuy Rinh - “vật tự nó”, con người không thể nhận thức được. Theo đó, ông cần nghiên cứu hiểu hơn tinh thần khoa học, “thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý”.

Tuy ông đã khẳng định không nhận thức được sự vật, hoặc rất khó có thể nhận thức được con người. Song ông lại khẳng định sự khuyết điểm sai lầm của những con người xác định, của đội ngũ cán bộ. Thực chất đã rơi vào quan điểm duy tâm, duy ý chí, quan điểm phản khoa học và cũng lộ ra cái sự bất mãn trong con người ông.

Ông thừa biết rằng, Đảng, Nhà nước ta luôn nỗ lực, đủ tâm, tầm, trí tiếp cận những vấn đề cái bản chất để hành động một cách đúng quy luật khách quan và đã hành động theo quy luật khách quan, đem lại kết quả trên thực tế đáng khích lệ, với những thành tựu to lớn. Công tác cán bộ theo quy trình, nguyên tắc khoa học, công khai, minh bạch, khoa học, chặt chẽ và  thực tiễn chứng minh cho chân lý ở kết quả Đại hội các cấp vừa qua. Tính đến đến hết ngày 28/10, 67 Đảng bộ trực thuộc Trung ương tổ chức thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó có công tác nhân sự, bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới với kết quả đáng kích lệ.

Trong số 63 Bí thư tỉnh, thành phố, có 9 người là nữ (An Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Lai Châu, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, và Vĩnh Phúc). Về độ tuổi, có hai Bí thư thuộc thế hệ 5X (Hà Nội và TPHCM, chiếm 3%), 34 người thuộc thế hệ 6X (54%), và 27 người thế hệ 7X (43%). Bí thư trẻ nhất là ông Lê Quốc Phong, sinh năm 1978, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Có 22 Bí thư lần đầu tiên đắc cử, 41 người tái đắc cử. 29 người là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, 12 người là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đáng chú ý, có 11 người được Bộ Chính trị điều động, luân chuyển trong năm 2020 và đều đắc cử, tái đắc cử làm Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Cụ thể, tháng 2, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tháng 4, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XI, được điều động, phân công, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình thay bà Nguyễn Thị Thanh. Trong tháng 5, có hai người được Bộ Chính trị điều động là: Ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai, được điều động, phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum; và bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, được điều động, phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Tháng 7, Bộ Chính trị điều động ông Lê Quang Tùng, khi đó là Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị nhiệm kỳ 2015-2020. Cũng trong tháng 7, Bộ Chính trị quyết định điều động ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, làm Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu, và điều động ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu. Đến tháng 8, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. Đặc biệt, ngay trong tháng 10, Bộ Chính trị quyết định chỉ định ông Lê Quốc Phong, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và giới thiệu để bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhiệm kỳ 2020-2025; chỉ định ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giới thiệu bầu giữ chứ Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025; và chỉ định ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giới thiệu bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2020-2025.

Với những tổng hợp trên đây đã khẳng định kết quả tốt đẹp của công tác nhân sự; kết quả của một quy trình chặt chẽ, công khai, minh bạch.

Ông Nguyễn Đình Cống Bằng lối tư duy vòng vo, duy tâm, duy ý chí, lộ rõ bản chất chống đối quan điểm và thực tiễn cách mạng, khoa học của Đảng ta. 67 Đảng bộ trực thuộc Trung ương tổ chức thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó có công tác nhân sự, bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới với kết quả đáng kích lệ. Dã tâm tấn công công tác nhân sự Đại hội các cấp của các thế lực thù địch nói chung, trong đó có cá nhân Nguyễn Đình Cống hoàn toàn bị thất bại. Bản chất xấu xa của chúng càng được phơi bày, sự vĩ đại của Đảng ta càng được khẳng định. Với sự kế thừa những giá trị truyền thống, sự đổi mới trong công tác nhân sự đã, đang chứng minh và hứa hẹn cho sự thắng lợi rực rỡ của Đại hội Đảng XIII của Đảng cộng sản Việt Nam./.

Nhận xét