CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG THÔNG TIN XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC CỨU TRỢ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG

 

Phương Ngọc

Trong những ngày qua, khi Đảng, Nhà nước và người dân đều hướng về đồng bào miền Trung nhằm chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào khắc phục khó khăn do thiên tai, lũ lụt thì nhiều tổ chức phản động lại tìm cách xuyên tạc, chia rẽ niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền. Và một trong những chiêu thức đó chính là lục lại những "sai phạm" cũ rồi đưa lên "vu vơ" trên các trang mạng xã hội.... Như trường hợp lục lại sai phạm của các cán bộ thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) đến từng nhà để thu lại phần lớn số tiền mà người dân vừa nhận từ đoàn cứu trợ TỪ NĂM 2016....

Nếu ai không tỉnh táo thì sẽ bị "dẫn dụ" tin theo những lời phản động. Vì thế, mong nhân dân hãy đề cao cảnh giác và tỉnh táo trước những thông tin từ các trang mạng xã hội không chính thống.

Theo Điều 2, Nghị định 64/2008 Nghị định Chính phủ

1. Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong việc đóng góp và tổ chức vận động đóng góp để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất; giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

2. Việc tổ chức vận động đóng góp ủng hộ khắc phục khó khăn chỉ thực hiện khi thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra làm thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân.

Việc vận động đóng góp giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể thông qua việc tuyên truyền, kêu gọi ủng hộ của các cơ quan thông tin đại chúng.

3. Việc đóng góp tiền, hàng khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện với lòng hảo tâm; các cơ quan, tổ chức không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để ép buộc người dân thực hiện.

4. Công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng đóng góp trong mỗi cuộc vận động khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng phải được thực hiện tập trung, kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai và chỉ đạo thống nhất, đảm bảo tất cả nguồn tiền, hàng đều được chuyển đến cho các cá nhân, hộ gia đình và các địa phương bị thiệt hại và các quốc gia khác bị thiên tai.

5. Việc sử dụng tiền, hàng ủng hộ theo đúng mục đích huy động để khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; nghiêm cấm sử dụng sai mục đích dưới bất kỳ hình thức nào.

6. Đối với khoản đóng góp, giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo phải được chuyển đến đúng đối tượng cần được giúp đỡ.

7. Nguồn kinh phí phục vụ cho việc vận động, tiếp nhận, vận chuyển tiền, hàng cứu trợ; chi phí cho việc vận động, đóng góp, giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo.

2. Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp.

3. Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.

Vì vậy, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân phải có lập trường, quan điểm vững vàng, đề cao tinh thần cảnh giác, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trách nhiệm chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân là chủ động phản bác lại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống, xấu độc. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, kiểm soát chặt chẽ và có chế tài pháp luật xử lý nghiêm minh đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống về công tác cứu trợ của Đảng và Nhà nước ta.

 

Nhận xét