TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN (HUMAN RIGHTS WATCH) CẦN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN HƠN

 

HT

Tổ chức theo dõi nhân quyền (tiếng Anh: Human Rights Watch- HRW) là một tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động về nhân quyền, có trụ sở tại Hoa Kỳ và văn phòng đại diện ở một số quốc gia. Tiền thân của HRW là tổ chức Helsinki Watch, thành lập năm 1978 với mục đích “giám sát” Liên Xô (trước đây) bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc thực hiện hiệp ước của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và “hỗ trợ” các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này.

Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác đổi tên thành Human Rights Watch (HRW). Ra đời từ thời kỳ chiến tranh lạnh (1945-1989, 1991), có thể vì vậy cho đến nay tổ chức này vẫn giữ quan điểm kỳ thị đối với các quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền, trong đó có Việt Nam. Hoạt động chính của HRW là:

1. Kết nối giữa các cá nhân, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực “nhân quyền”;

2. Lượm lặt, sưu tập tài liệu, soạn thảo Phúc trình thường niên, đồng thời mặc nhiên cung cấp thông tin cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ soạn thảo “Phúc trình Nhân quyền và Phúc trình Tôn giáo thế giới hằng năm;

3. Cổ vũ cho cá nhân “đấu tranh cho nhân quyền” bằng hình thức trao giải thưởng nhân quyền. Mục tiêu của HRW là dùng vấn đề nhân quyền làm suy yếu, thúc đẩy các chế độ xã hội do các Đảng Cộng sản lãnh đạo và các chế độ xã hội khác chuyển sang chế độ xã hội “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” và thể chế “tam quyền phân lập” kiểu phương Tây.

Trong khi đó, chính ngay trên đất Mỹ mà tổ chức này đặt trụ sở thì vấn đề nhân quyền luôn là điểm nóng của thế giới, hàng năm cảnh sát Mỹ bắn người hơn 1.000 chết ngay tại chỗ không cần xét xử, ngay đầu năm nay xuất phát từ viên cảnh sát đè chết một người da đen đã dấy lên cuộc bạo loạn, cướp bóc, đốt phá khắp nước Mỹ... nhưng tổ chức HRW này hình như có mắt như mù, có tai như điếc không hề lên tiếng?

Vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Đồng Tâm đã rõ 10 mươi, đây là việc pháp luật của Việt Nam xử lý những công dân vi phạm để bảo đảm an ninh, trật tự của quốc gia - là công việc nội bộ của Việt Nam bất cứ quốc gia nào cũng phải làm, thế mà tổ chức HRW lại lợi dụng việc này để hòng tạo cớ, gây áp lực với các chính phủ phương Tây có cái nhìn kỳ thị và nhiều mục tiêu khác để hạ bệ Việt Nam trên trường quốc tế.

Trở lại vấn đề nước Mỹ hiện nay, nếu các tổ chức kể trên thực sự ra đời dựa trên tôn chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của con người thì đáng lẽ ra, họ không nên đứng ngoài trơ mắt nhìn và im lặng trước tình cảnh người da màu Mỹ bị bạo lực thế kia.

“Làm ơn! Tôi không thể thở” đang trở thành khẩu hiệu biểu ngữ có tính lay động lòng người và lan tỏa lớn nhất nước Mỹ hiện nay. Một tổ chức nhân quyền đúng nghĩa chắc chắn sẽ không đứng ngoài cuộc nhìn nhiều người da màu khác có nguy cơ phải rên rỉ “Tôi không thể thở!” một lần nữa và chắc chắn vấn nạn phân biệt chủng tộc vốn là “ung nhọt nhức nhối” trong lòng xã hội Mỹ sẽ có được cách điều trị hợp lý hơn chứ không tồi tệ như hiện nay.

Thế nên, nếu không có tổ chức nhân quyền nào lên tiếng thì thật khó để người dân Việt không nghĩ rằng họ thực chất chỉ là bàn tay nối dài của Chính phủ, lợi dụng “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam chứ chẳng hề có tý khách quan nào với chính đất nước mình./.

Nhận xét