KHÔNG HỀ CÓ CHUYỆN NỢ ĐỊNH NGHĨA VỀ “NỀN KINH TÊ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”


Ngọc Bảo
Đầu tiên cần phải giải thích cho một số ý kiến gần đây nêu ra: “Nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam” là nền KTTT như thế nào? Liệu có hay không việc chưa có định nghĩa, nợ định nghĩa về KTTT định hướng XHCN?

Về vấn đề này, trong nhiều năm qua, Đảng ta liên tục hoàn thiện nhận thức về KTTT định hướng XHCN. Mới nhất, tại Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã nêu rõ: Nền KTTT định hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước (KTNN) giữ vai trò chủ đạo, KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của KTNN. KTNN, kinh tế tập thể cùng với KTTN là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật.
Như vậy là định nghĩa đã khá rõ ràng, khá cụ thể, chứ không có chuyện mù mờ trong định nghĩa hay còn nợ định nghĩa. Tuy nhiên, KTTT định hướng XHCN là một mô hình mới, chưa có tiền lệ nên ngay trong Nghị quyết số 11-NQ/TW, Đảng ta xác định cần phải “vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện”.

Nhận xét