KHÔNG CÓ CHUYỆN “NGHỈ GIẢI LAO” TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG THAM NHŨNG


Hồng Thủy
Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng được nhận diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp.

Công tác PCTN ở Việt Nam vẫn tiếp tục mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước hơn nữa, mang lại nhiều hơn niềm tin trong nhân dân trên con đường phát triển đất nước. Đã có nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, do đó tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nổi bật là đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực đời sống: “Cụ thể là Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN. Quốc hội đã thông qua 18 luật, 20 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 100 nghị định, 119 nghị quyết, 37 quyết định, 33 chỉ thị. Như vậy, tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang”. Những tháng đầu năm 2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN yêu cầu tập trung đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên. Có thể khái quát một số đặc điểm của công tác PCTN ở Việt Nam như sau: Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào; Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó;  Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc;  Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Trên thực tế, không có chuyện “nghỉ giải lao” trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhất là trong dịp chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã thông tin xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng  “nghỉ giải lao” trong dịp Đại hội Đảng XIII.
Cuộc chiến phòng, chống tham nhũng với quyết tâm chính trị kiên định, kiên trì, kiên quyết của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, là tiếp nối Quốc lệnh ngày 26/01/1946, do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và ban hành. Vì nó liên quan đến chế độ và rộng hơn là Lòng Dân, là sự sinh tử của dân tộc, là vị thế, sức mạnh và uy tín quốc gia, cho nên quyết tâm và hành động của toàn thể cán bộ, đảng viên và đồng bào cả nước không thể nghểnh ngảng, thờ ơ, chiếu lệ cho phải phép, rồi “nghe ngóng tùy thời”, “chọc gậy xuống nước” hoặc “a dua chiếu lệ”, “hò voi bắn súng sậy” không. Không có chuyện “nghỉ giải lao”, “cầm canh”, trì hoãn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng và cũng không thể thoát khi tham nhũng, không thể lợi dụng trong chống tham nhũng để tham nhũng./.

Nhận xét